Hiệu quả công việc, tuổi thọ của đường ống bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố áp suất. Chính vì thế, việc cân bằng áp suất là yêu cầu hàng đầu của nhiều quý khách hàng, đặc biệt là kỹ sư hay nhân viên kỹ thuật. Để giải quyết vấn đề này, cách khắc phục nhanh nhất là bạn ứng dụng van điều áp (van bypass) vào hệ thống. Vậy, van bypass là gì? Cùng Tuấn Hưng Phát Valve đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về dòng van này nhé.
Van bypass là gì?
Van bypass là một loại thiết bị điều khiển công nghiệp, cho phép điều chỉnh (tăng giảm áp suất đầu vào). Ứng dụng chủ yếu làm dòng lưu chất giữ ở một thông số nhất định, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Một số tên gọi khác của dòng van này: van ổn áp, van giảm áp, van điều áp khí nén, van điều áp thủy lực.
Thông thường, một số van bi 3 ngã được sử dụng để phân nhánh, để chia nhỏ lưu lượng hoạt động trên đường ống. Chính vì thế mà tạo nên các đường gấp khúc, dễ gây nổ hoặc vỡ đường ống do áp suất nước dồn vào quá lớn. Nếu bạn lắp van bypass phía trước có thể giữ cho hệ thống an toàn nhất có thể.
Van bypass – van điều áp trong suốt quá trình của hệ thống duy trì áp suất ở mức ổn định. Dựa vào lợi thế về các bộ phận đơn giản như: đồng hồ đo áp suất, núm vặn, lò xo, màng. Những dòng van bypass tương đối đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, cho bạn tùy thích lựa chọn.
Cấu tạo van giảm áp (bypass)
Các bộ phận chính cấu thành bao gồm: đầu vào đầu ra, piston, nắp chụp, lò xo. Mỗi bộ phận đều được sản xuất bằng chất liệu cao cấp, có độ bền ổn định, sử dụng lâu dài. Hơn nữa, chức năng của từng bộ phận đều được thực hiện một cách chơn chu.
Nguyên lý hoạt động van giảm áp
Van bypass hay còn gọi là van giảm áp thực hiện mở van khi áp suất đầu vào tăng. Lưu chất sẽ di chuyển qua van nếu áp suất dàn ngưng đạt đến giá trị nhất định. Tùy theo độ lớn áp suất đi vào van mà hoạt động của van là khác nhau. Tuy nhiên, hộp xếp cân bằng số sẽ thực hiện kiểm soát áp suất đầu vào với thông số chính xác nhất. Ngoài ra, van vẫn trang bị thêm một cơ cấu đệm hiệu quả ngăn chặn các xung đột có thể xảy ra từ bên trong hệ thống. Phương pháp hoạt động này đảm bảo tuổi thọ van bền hơn.
Ứng dụng của van bypass
Điều chỉnh áp suất cho máy nén khí: là thiết bị công nghiệp tạo ra lượng áp suất rất lớn. Người dùng muốn điều chỉnh áp suất nên van bypass được lắp đặt thêm để hệ thống vận hành an toàn hơn. Chúng cũng bảo vệ nhiều thiết bị khác có mặt trên đường ống.
Đường ống dẫn nước: lắp đặt van bypass có thể giữ việc cung cấp nước ổn định, không gây ảnh hưởng thiếu hụt áp suất, gây nguy hại cho đường ống. Lựa chọn sử dụng van là cách hoàn hảo để khắc phục vấn đề này.
Ngành khai thác mỏ: nguyên liệu khai khoáng thường ở trong môi trường có áp suất cao. Những đường ống dẫn từ mỏ đến nơi lưu trữ tương đối phức tạp, nên van bypass hạn chế vỡ ống.
Ngành công nghiệp hàn: Máy hàn thường sử dụng rất nhiều loại khí nén, có áp suất lớn. Cần có quy định riêng cho từng loại khí để chúng hoạt động đúng tiêu chuẩn. Chính vì nhờ van này có được áp suất theo yêu cầu, giúp các mặt cắt sản phẩm không bị xỉ nhiều.
Máy bay: để chở hành khách hay chở hàng thì một chiếc máy bay cũng cần rất nhiều thiết bị khí nén. Van điều áp hay chỉnh áp suất thường ứng dụng vào hệ thống dẫn sóng hoặc dẫn nước cho cabin hoặc buồng lái.
Không gian vũ trụ: với những môi trường có chất lỏng ăn mòn hoặc môi trường nhiệt độ cao, áp suất cao như động cơ đẩy tên lửa và hệ thống ACS là vô cùng cần thiết lắp đặt van này.
Như vậy, Tuấn Hưng Phát đã giúp bạn hiểu thêm về van bypass là gì? cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng? ứng dụng của chúng? Mong răng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình vận hành và làm việc cùng hệ thống.