Nước thải là gì? Thành phần và phân loại nước thải

Từ lâu nước thải vẫn luôn là đề tài nóng bỏng mà các đơn vị, cá nhân, tổ chức quản lý nhà nước đều phải chung tay xử lý. Bởi nó chính là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến các môi trường như đất, nước, không khí và cuộc sống của con người.

Nước thải là gì?

Nước thải là nguồn nước được thải ra ngoài môi trường sau khi đã qua sử dụng trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người. Dòng nước này có nguồn gốc từ các hoạt động thương mại, khu công nghiệp bao gồm cả nước mưa, nước thải đô thị, nước nuôi trồng thủy hải sản, nước thải nông nghiệp, nước chảy tràn mưa bão đi vào cống ngầm hoặc thấm qua đất đi vào mạch nước ngầm.

Nước thải là gì? Tìm hiểu về nước thải
Nước thải là gì? Tìm hiểu về nước thải

Các thành phần chính trong nước thải là gì?

Nước thải bắt nguồn từ nhiều hoạt động khác nhau, vì thế trong thành phần của nó cũng có nhiều chất gây ô nhiễm và cũng có nhiều thành phần chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe con người như:

BOD – nhu cầu oxy sinh hóa trong nước thải: Là lượng oxy cần thiết giúp vi sinh vật có thể oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước. Khi hàm lượng BOD trong nó quá cao thải ra môi trường sẽ khiến mất đi hàm lượng oxy của loài động vật trong nước. BOD trong nước của các hộ gia đình thường là 200mg/l.

Tổng chất rắn hòa tan TDS: Còn được gọi là hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước thải. Được tính là tổng lượng ion tích điện gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị tích nước. Chỉ số TDS trong nước có liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nước bao gồm cả chất khoáng, muối, kim loại, cation, anion hòa tan trong nước.

Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải TSS: Là hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải với các kích cỡ khác nhau. Khi thải trực tiếp nước có hàm lượng TSS vào môi trường sẽ khiến các vi sinh vật có lợi trong nước bị chết, tắc nghẽn mang cá, suy hô hấp các hệ sinh thái động vật trong nước.

Mầm bệnh: Trong nước thải tồn tại nhiều tạp chất khác nhau bao gồm cả mầm bệnh. Chính vì thế nó được đánh giá là một trong những thành phần gây bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người khá nghiêm trọng. Đặc biệt phải kể đến các bệnh như bệnh đường tiêu hóa, hô hấp…

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước thải: Trong dòng nước này không chỉ có chất dinh dưỡng của quá trình nấu nướng mà còn có hàm lượng dinh dưỡng của các loại tảo độc hại nở hoa gây chết các loài cá do có nhiều Nitơ trong nước.

Phân loại các loại nước thải hay gặp trong thực tiễn

Nước thải sinh hoạt: Là nguồn nước được hình thành từ hoạt động của con người tại hộ gia đình, khu dân cư, trường học, nơi làm việc công sở… Nước xuất phát từ việc nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ, rửa bát và sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.

Nước thải công nghiệp: Là dòng nước thải được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và sản xuất thực phẩm nông nghiệp. Nước thải hình thành từ các khu công nghiệp, sản xuất, và các hoạt động vệ sinh máy móc…

Nước thẩm thấu: Lượng nước thải này được thẩm thấu từ hệ thống cống thoát nước bằng nhiều hình thức khác nhau như khớp nối hở, hệ thống nước thải lỗi, hố xí, hố gas có vấn đề.

Nước thải tự nhiên: Bao gồm các loại nước phát sinh từ nước mưa, nước ao, nước sông suối khi đi qua bãi rác thải sẽ biến thành nước thải.

Nước thải đô thị: Được hình thành là dạng nước thải thoát ra từ cống thoát nước của thành phố, hệ thống khu dân cư, hỗn hợp các loại nước trên.

Các phương pháp xử lý nước thải phổ biến hiện nay

Có 3 phương pháp xử lý nước thải được ứng dụng phổ biến hiện nay. Bao gồm:

Phương pháp xử lý nước thải vật lý

Phương pháp xử lý nước thải vật lý có thể áp dụng cho cả nước thải công nghiệp và nước sinh hoạt với thành phần chất tan và không tan lơ lửng trong nước. Tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn, lỏng tạo nên dung dịch nước có huyền phù. Thông thường người ta có thể tách rác, các hạt lơ lửng trong nước ra khỏi quá trình cơ học, lọc qua lưới hay song chắn rác bằng lắng dưới tác dụng của lực trọng trường hoặc lực li tâm và lọc.

Vì thế có thể tùy thuộc vào các loại hạt, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ sạch cần thiết chúng ta có thể chọn phương pháp xử lý nước tối ưu nhất. Phương pháp xử lý nước vật lý có thể loại bỏ, tách chất không tan và các chất thải dạng keo ra khỏi nước gồm quy trình như:

  1. Song chắn rác có nhiệm vụ lọc bỏ phần chất thải thô trong nước.
  2. Lưới chắn rác vận hành tự động
  3. Bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng nước
  4. Bể lắng đợt 1 và bể lắng đợt 2 nhằm tách các cặn lơ lửng trong nước.

Phương pháp xử lý nước thải vật lý có thể xử lý được 60% tạp chất không tan và giảm 20% thành phần chất ô nhiễm. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp phân hủy chất thải sinh học BOD hiệu quả nhất.

Phương pháp xử lý nước thải hóa lý

Phương pháp xử lý nước thải bằng hóa lý có hiệu quả làm sạch các chất hữu cơ hòa tan trong nước hoặc các hạt kích cỡ nhỏ. Bên cạnh đó là các thành phần kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Mn… Các phương pháp sử dụng gồm có:

  • Xử lý nước bằng phương pháp hấp thụ
  • Sử dụng công nghệ trao đổi ion
  • Sử dụng công nghệ tạo keo tụ tạo bông

Cơ chế của phương pháp xử lý nước thải bằng keo tụ tạo bông gồm:

  1. Quá trình nén lớp điện tích kép giúp giảm thế điện động zeta nhờ các ion trái dấu.
  2. Quá trình keo tụ do hấp thụ các ion trái dấu trên bề mặt, đồng thời giúp trung hòa điện tích trong nước.
  3. Cơ chế hấp phụ các chất thải và tạo cầu nối cho các công nghệ xử lý nước thải tiếp theo.
  4. Xử lý nước bằng công nghệ thẩm thấu.
1 khu công nghiệp xử lý nước thải.
1 khu công nghiệp xử lý nước thải.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là sử dụng các chất hữu cơ hòa tan có trong nước để xử lý nước. Tương tự một số chất vô cơ như H₂S, SO₃ ( sunfit ), NH₃ ( Amoniac – Hợp chất của Nito và Hydro )… Dựa trên các hoạt động của vi sinh vật nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong nước bằng 2 phương pháp tổng quát như:

  1. Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí: Đây là phương pháp sử dụng vi sinh vật kỵ khí tức là các vi sinh vật hoạt động trong điều kiện môi trường thiếu oxy để xử lý nước thải.
  2. Phương pháp xử lý hiếu khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí với điều kiện môi trường đủ oxy liên tục để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.

Để giúp phương pháp xử lý nước này có hiệu quả cao thì các chất hữu cơ, chất keo tụ, chất phân tán nhỏ trong nước cần được di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn như:

Giai đoạn 1: Vận chuyển chất ô nhiễm từ trạng thái lỏng tới bề mặt vi sinh vật.

Giai đoạn 2: Phân tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và ngoài tế bào.

Giai đoạn 3: Chuyển hóa các chất thải trong tế bào vi sinh vật, sản sinh lượng và tiến hành tổng hợp tế bào mới.

Nước thải có thể tái sử dụng sau khi đã xử lý không?

Nước thải sau quá trình xử lý sạch và đảm bảo được các chỉ số ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của TCVN, QCVN theo pháp luật bảo vệ môi trường có thể tái sử dụng và xả thải ra ngoài môi trường. Việc tái sử dụng được áp dụng ở những công việc như:

Sử dụng làm nước làm mát trong sản xuất công nghiệp, nạp bổ sung các tầng tháp ngậm nước, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.

Sử dụng làm nước tưới cây, rửa đường tại các thành phố, khu đô thị.

Ngoài ra tại nông thôn nước thải sau khi được làm sạch sẽ được sử dụng tưới cây, vệ sinh chuồng trại nhằm tối ưu chi phí sử dụng nước sạch, tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ môi trường.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nước thải là gì cũng như các thành phần và cách xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay. Nếu mọi người cần lắp đặt hay thiết kế một hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp với một bộ thiết bị máy móc công nghiệp hiện đại hãy liên hệ trực tiếp tới Tuấn Hưng Phát Valve để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên Hệ