Nước thải là gì? Nước thải là cụm từ khá quen thuộc đối với mọi người nhưng nó không chỉ đơn thuần nước thải sinh hoạt do con người thải ra mà còn bắt nguồn từ nhiều hoạt động khác. Vậy để làm rõ khái niệm nước thải cũng như những phương pháp xử lý hiệu quả, hãy cùng Tuấn Hưng Phát Valve xem ngay bài viết dưới đây.

Nước thải là gì?
Nước thải tên tiếng anh là Wastewater, đây là nguồn nước được thải ra ngoài môi trường sau khi đã qua sử dụng trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người. Do đó, nguồn nước thải này không có khả năng sử dụng được nữa và cần xử lý để đảm bảo an toàn khi thải trực tiếp ra ngoài môi trường nước.
Nước thải bắt nguồn từ nhiều hoạt động khác nhau nên thành phần trong nước thải khá phức tạp và có thể chứa nhiều chất độc, chất gây ô nhiễm đến sức khỏe của con người nên không được xử lý đúng cách. Sau đây những thành phần phổ biến có trong nước thải:
- BOD trong nước thải: Đây là thước đo oxy cần thiết giúp sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ và khi BOD được thải ra ao hồ sẽ lấy hết oxy của sinh vật biển như cá, tôm, cua…
- Tổng chất rắn hòa tan TDS: Là tổng lượng ion tích điện bao gồm các kim loại hoặc khoáng chất hòa tan trong đơn vị thể tích. Chỉ số này bao gồm các khoáng chất, muối, kim loại.. và có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước.
- Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS: TSS là các chất bùn, cặn bã, cát hay rác thải hữu cơ, vô cơ có thể gây ô nhiễm môi trường nước và chứa những vi sinh vật gây hại hoặc làm tắc nghẽn mang cá…
- Chất dinh dưỡng: Đây là các chất dinh dưỡng trong quá trình nấu nướng hoặc thức ăn thừa, tuy nhiên những chất chứa nhiều Nitơ có thể làm những loài tảo độc hại nở hoa hoặc gây ảnh hưởng đến sinh vật biển.
- Vi khuẩn, virus: Trong nước thải có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus là mầm bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Phân tích những loại nước thải hiện nay
Dựa vào nguồn gốc, nước thải có thể chia thành 4 loại như sau:
- Nước thải sinh hoạt: Là nguồn nước được hình thành từ hoạt động của con người tại hộ gia đình, khu dân cư, trường học, nơi làm việc công sở… Nước xuất phát từ việc nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ, rửa bát và sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.
- Nước thải công nghiệp: Là dòng nước thải được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và sản xuất thực phẩm nông nghiệp. Nước thải hình thành từ các khu công nghiệp, sản xuất, và các hoạt động vệ sinh máy móc…
- Nước thải y tế: Đây là loại nước thải có thành phần vô cùng phức tạp và thường từ hoạt động điều trị bệnh, phẫu thuật,… Nếu nước thải y tế thải trực tiếp ra ngoài có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mọi người và gây lây lan mầm bệnh nguy hiểm.
- Nước thải đô thị: Được hình thành là dạng nước thải thoát ra từ cống thoát nước của thành phố, hệ thống khu dân cư, hỗn hợp các loại nước trên.

Những phương pháp xử lý nước thải phổ biến, hiệu quả
Hiện nay trên thị trường có 3 phương pháp xử lý nước thải được áp dụng phổ biến và đem lại hiệu quả xử lý cao:

Phương pháp xử lý nước thải vật lý
Phương pháp vật lý có thể áp dụng cho cả nước thải công nghiệp và nước sinh hoạt với thành phần chất tan và không tan lơ lửng trong nước. Thông thường quy trình của phương pháp này có thể loại bỏ tạp chất, chất hữu cơ, chất không tan bằng các bước song chắn, lưới chắn rác kết hợp với bể điều hòa và bể lắng kết hợp liên tục.
Vì thế, phương pháp xử lý nước thải vật lý có thể xử lý được 60% tạp chất không tan và giảm 20% thành phần chất ô nhiễm. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp phân hủy chất thải sinh học BOD hiệu quả nhất.
Phương pháp xử lý nước thải hóa học
Phương pháp hóa học có hiệu quả làm sạch các chất hữu cơ hòa tan trong nước hoặc các hạt kích cỡ nhỏ và các thành phần kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Mn… Trong phương pháp này sẽ sử dụng các hóa chất hỗ trợ để tạo phản ứng hóa học giữa hóa chất và chất độc gây hại.
Chính vì thế, phương pháp xử lý hóa học có thể loại bỏ các vi khuẩn, chất độc gây hại hoặc những mầm bệnh trong nước thải sinh hoạt, y tế hay công nghiệp.
Phương pháp xử lý nước thải sinh học
Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là sử dụng các vi khuẩn hữu cơ hòa tan có trong nước. Tương tự một số chất vô cơ như H₂S, SO₃ ( sunfit ), NH₃ ( Amoniac – Hợp chất của Nito và Hydro )…
Dựa trên các hoạt động của vi sinh vật nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong nước bằng 2 phương pháp tổng quát gồm phương pháp kỵ khí và phương pháp hiếu khí. Đây là 2 phương pháp sử dụng sinh vật kỵ khí và hiếu khí để loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng trong nước thải.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan
Sau đây là những câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề nước thải và xử lý nước thải:
Nước thải có thể tái sử dụng sau khi xử lý?
Khi nước thải đã được xử lý và đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép của TCVN, QCVN thì nước thải có thể tái sử dụng theo mục đích xử lý ban đầu. Hiện việc tái sử dụng nước thải sau khi xử lý có thể dùng trong 2 trường hợp sau:
- Sử dụng làm nước trong quá trình sản xuất công nghiệp.
- Sử dụng làm nước tưới tiêu nông nghiệp, tưới cây, rửa đường tại các khu đô thị, thành phố.
Tại sao cần xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường?
Như Tuấn Hưng Phát Valve đã chia sẻ ở trên, nước thải chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm, tạp chất, chất độc hại và nếu không được xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, khi con người sử dụng đến nguồn nước thải đó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái xung quanh.
Các tiêu chuẩn xử lý nước thải hiện nay tại Việt Nam
Hiện tại Việt Nam có 2 tiêu chuẩn về quy định chất lượng đầu ra nước thải tương ứng với nước thải sinh hoạt là QCVN 14:2008/BTNMT và nước thải công nghiệp là QCVN 40:2011/BTNMT. Ngoài ra, tùy vào lĩnh vực hoạt động sẽ có tiêu chuẩn xử lý phù hợp.
Làm sao để biết được chất lượng nước thải sau khi xử lý?
Nước thải sau khi được xử lý đều được kiểm tra chất lượng bằng cách đánh giá các chỉ số tiêu chuẩn như TSS, BOD, Nito, Photpho, kim loại nặng,… Nếu các chỉ số này nằm trong giới hạn quy định mới đủ tiêu chuẩn xả thải ra ngoài môi trường.
Trên đây là những chia sẻ về nước thải là gì cũng như các loại nước thải và phương pháp xử lý hiệu quả hiện nay. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn nước thải và lựa chọn giải pháp phù hợp giúp bảo vệ môi trường nước.