Áp Suất Là Gì? Công Thức Tính Áp Suất Chuẩn Nhất

Áp suất là khái niệm khá quen thuộc gắn với nhiều lĩnh vực liên quan như: đời sống, y tế,  công nghiệp… Thế nhưng không phải ai cũng nắm được chính xác định nghĩa áp suất là gì và những đơn vị, công thức tính áp suất đơn giản, thông dụng. Chính vì thế bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giải đáp một cách chi tiết những thắc mắc trên, mời các bạn tham khảo nhé!

Áp suất là gì?

áp suất là gì

Áp suất tiếng Anh là Pressure, được ký hiệu là P và được hiểu là lực tác động trên diện tích bề mặt của một vật. Hiểu đơn giản hơn áp suất được sinh ra nhờ vào lực tác dụng vuông góc trên một đơn vị diện tích áp suất. Theo đó, áp suất sẽ càng lớn nếu diện tích tiếp xúc càng lớn và ngược lại.

Áp suất có đơn vị theo hệ đo lường quốc tế phổ biến hiện nay là Newton (ký hiệu N/m2). Và theo thống kê, áp suất đã và đang được ứng dụng khá rộng rãi với vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cụ thể đó là góp phần giúp hệ thống vận hành ổn định, năng suất và giúp kiểm soát, điều chỉnh mức áp suất phù hợp.

Ví dụ, trong sinh học áp suất là nguồn lực để vận chuyển nước giúp cây sinh trưởng, phát triển. Với cơ thể con người, áp suất giữ hồng cầu không bị treo khi dùng dung dịch đẳng trương trong máu. Với đời sống hàng ngày, áp suất giúp bơm căng xe cộ, giúp thổi sạch bụi bẩn….

Công thức tính áp suất

công thức tính áp suất

Trong vật lý, áp suất sẽ được tính bằng công thức chung dưới đây: F = P/S

Trong đó:

  • F là lực lên mặt bị ép
  • P là áp suất
  • S là diện tích mà lực ép lên

Đơn vị đo áp suất

bảng quy đổi áp suất

Như đã giới thiệu từ đầu, đơn vị đo áp suất cơ bản là Newton thế nhưng ơ một số máy móc hoặc thiết bị khác chúng ta cũng có thể thấy đơn vị áp suất có thể sẽ có đơn vị khác. Ví dụ như châu Âu là barI, châu Mỹ là PSI hoặc Kpa và châu Á là Pa (Pascal – tên một nhà khoa học, người phát hiện ra áp suất). Cụ thể:

  • Đơn vị bar

Bar là đơn vị đo áp suất tại các nước châu Âu được  xuất hiện từ năm 1793 nhưng đến năm 2003 mới được công nhận và sử dụng nhiều. Tuy nhiên, Bar lại nằm ngoài hệ thống đơn vị đo lường quốc tế.

Quy đổi: 1 bar = 0.1 Mpa = 100000 Pa.

  • Đơn vị Pa

Đây là đơn vị đo lường áp suất được sử dụng phổ biến tại châu Á, Pa là tên viết tắt của Pascal – nhà vật lý học và thuộc đơn vị đo lường áp suất quốc tế. Hiện nay, Pa được sử dụng rất phổ biến tại các nước châu Á.

Quy đổi: 1 Pa = 1 N/m2

  • Đơn vị Mpa

Mpa có tên đầy đủ là Mega pascal, là đơn vị đo lường áp suất thuộc hệ thống đo lường quốc tế và cũng được dùng nhiều ở các nước châu Á. Đơn vị Mpa lớn hơn Pa khá nhiều nên được dùng trong những hệ thống có quy mô, kích cỡ lớn.

Quy đổi: 1 Mpa = 1000000Pa và = 1000 Kpa

  • Đơn vị Kpa

Đơn vị Kpa có tên đầy đủ là Kilopascal, là đơn vị được sử dụng phổ biến tại các nước châu Mỹ, bên cạnh Psi. Về cơ bản, Kpa sẽ giúp đơn giản phép tính và kết quả ngắn gọn hơn.

Quy đổi:

  • 1 Kpa = 1000 pa và = 0.14504 Psi
  • 1 Kpa = 0.1 bar và = 7.5 mmHg

Một số thiết bị đo áp suất phổ biến

Với vai trò quan trọng trong hệ thống, hiện nay việc đo lường để điều chỉnh, kiểm tra áp suất là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi lựa chọn quý khách cần lưu ý phải đảm bảo phù hợp với hệ thống. Dưới đây là 2 thiết bị phổ biến, thông dụng nhất:

  • Đồng hồ đo áp suất

Đây là thiết bị cơ có chức năng đo và hiển thị mức áp suất tức thời tại thời điểm đo với cơ chế vận hành thủ công dựa trên nguyên lý giãn nở của ống bourdon gắn trong bộ truyền động. Khi có sự thay đổi so với ngưỡng định mức người dùng chỉ cần quan sát kim đồng hồ để điều chỉnh tăng hoặc giảm.

Hiện nay đồng hồ đo áp suất được thiết kế khá đa dạng, đảm bảo phù hợp với mọi vị trí, môi trường sử dụng: đồng hồ đo áp chân sau, đồng hồ đo áp chân đứng, đồng hồ có dầu, không dầu… Với dải thang đo rộng, thông số hiển thị chính xác, sai số thấp…

  • Cảm biến đo áp suất

Là thiết bị điện tử với chức năng thu tín hiệu áp suất từ lưu chất để chuyển sang tín hiệu điện. Cơ chế vận hành tự động, khi có áp suất tác động, cảm biến sẽ đưa giá trị về vi xử lý. Sau đó bộ xử lý tín hiệu sẽ thực hiện nhiệm vụ, khi kết thúc sẽ đưa tín hiệu ra bên ngoài.

Ưu điểm của cảm biến đo áp suất là vận hành linh hoạt, chính xác, sai số chênh lệch thấp. Vị trí lắp đặt phức tạp, dưới hầm, trên cao hoặc trong môi trường độc hại mà đồng hồ áp suất cơ không đáp ứng được. Ứng dụng phổ biến trong các khu công nghiệp, nhà máy hóa chất, hơi nóng, nước thải…

Kết luận, bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi áp suất là gì. Hy vọng sau khi tham khảo sẽ giúp quý khách hàng có những kiến thức hữu ích để vận dụng vào thực tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên Hệ