Hiểu thế nào là tiêu chuẩn ISO
ISO là cụm từ viết tắt của International Organization for Standardization được đặt theo tên của một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947. Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới.
Tiêu chuẩn ISO là chuỗi quy tắc được tiêu chuẩn hóa từ tổ chức quốc tế ISO. Đặc biệt đây cũng là tất cả các tiêu chuẩn, chứng nhận cho ngành công nghiệp, thương mại và được nhận trên toàn thế giới. Các tiêu chuẩn và chứng nhận đạt tiêu chuẩn Iso giúp doanh nghiệp có thể đưa ra sản phẩm, chất lượng dịch vụ tốt nhất ở phạm vi toàn cầu.
Các tiêu chuẩn ISO nhằm đưa ra các yêu cầu, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng nhằm đảm bảo chi tiết nhất để người dùng có thể lựa chọn thiết bị phù hợp có độ tin cậy cao nhất.
Một số tiêu chuẩn ISO đang được áp dụng hiện nay
ISO được đưa ra nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp, thương mại trên toàn thế giới. Hiện tại tiêu chuẩn ISO có 7 bộ khác nhau nhưng phổ biến nhất gồm:
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 về quản lý chất lượng
Tiêu chuẩn này tập trung vào thiết lập, triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả cho tổ chức. Bằng cách tuân thủ các điều trong tiêu chuẩn này các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Thêm nữa ISO 9001 yêu cầu xác định, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng, theo dõi hiệu suất tạo ra cơ hội cải tiến.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 về quản lý chất lượng môi trường
Chứng chỉ ISO 14001 tiêu chuẩn quốc tế cho việc quản lý tác động của hoạt động kinh doanh lên môi trường. Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ xác định được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và các tác động môi trường nhằm đặt ra các tiêu chuẩn, biện pháp cần cải thiện. Từ đó có thể thực hiện theo dõi và báo cáo thường xuyên nhằm tuân thủ các yêu cầu môi trường tương thích.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về quản lý an toàn thực phẩm
Trong các lĩnh vực thực phẩm hiện nay việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng. ISO 2200 tại Việt Nam thường yêu cầu các doanh nghiệp thực phẩm đề xuất, triển khai, duy trì quản lý an toàn thực phẩm. Từ việc kiểm soát nguy cơ trong quá trình sản xuất đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong lưu trữ, vận chuyển. Từ đó giúp đảm bảo thực phẩm có thể đáp ứng được các yêu cầu an toàn, chất lượng cao cấp nhất.
Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm nhằm vạch ra các điều một tổ chức sản xuất thực phẩm cần làm đó là:
Xác định khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm.
Đảm bảo các tiêu chuẩn thực phẩm an toàn cho người dùng về sức khỏe cũng như chất lượng.
Chứng chỉ ISO 45001:2018 về an toàn sức khỏe
ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn ISO về an toàn sức khỏe người lao động. Ở Việt Nam tiêu chuẩn này được áp dụng tại các cơ sở lao động nhằm xác định, quản lý rủi ro liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp. Chứng chỉ này yêu cầu thiết lập chính sách an toàn, thực hiện đánh giá rủi ro, đưa ra kế hoạch phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp nhằm đảm bảo nhân viên được đào tạo và tham gia tích cực trong quá trình cải thiện an toàn chất lượng.
ISO 45001:2018 có thể áp dụng cho nhiều tổ chức có nhu cầu thiết lập, triển khai, duy trì các hệ thống quản lý chất lượng OH&S nhằm cải thiện sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO 27001:2013 về quản lý an toàn thông tin
Tiêu chuẩn chất lượng trong thời đại số hóa ISO 27001:2013 đang trở thành mối quan tâm nhiều nhất hiện nay. Tiêu chuẩn chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ thông tin quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro bảo mật, mất mát, thiết lập hoặc truy cập trái phép. Chứng chỉ này yêu cầu xác định các điểm yếu bảo mật, thiết lập các biện pháp bảo mật vật lý và công nghệ nhằm đảm bảo các nhân viên được đào tạo để phòng ngừa ứng phó với các tình huống bảo mật.
Tiêu chuẩn ISO 27001 yêu cầu các tổ chức cần tiến hành bảo mật thông tin trong quy trình và hạ tầng công nghệ. Bằng cách thiết lập thêm nhiều biện pháp bảo mật vật lý, logic, các tổ chức cần đảm bảo thông tin khỏi việc truy cập trái phép, tránh thất thoát và giảm thiểu lạm dụng.
Chứng chỉ ISO 13485 quản lý thiết bị y tế
Chứng chỉ ISO 13485 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho thị trường thiết bị y tế nhằm đảm bảo chất lượng, sự an toàn của các sản phẩm y tế, dụng cụ y khoa đến thiết bị chăm sóc sức khỏe của sản phẩm liên quan.
Hiện nay trong lĩnh vực y tế tính chất của tiêu chuẩn ISO 13485 rất quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho các sản phẩm y tế với hiệu suất làm việc. Chứng chỉ này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất, lưu thông và sử dụng sản phẩm y tế.
Tiêu chuẩn ISO 50001 về quản lý năng lượng
Tiêu chuẩn ISO 50001 là một trong những tiêu chuẩn về năng lượng. Tại Việt Nam việc áp dụng tiêu chuẩn này cho các tổ chức, doanh nghiệp rất quan trọng nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Mục tiêu chính của tiêu chuẩn này tại Việt Nam là giúp tổ chức, quản lý, tối ưu hóa sử dụng năng lượng. Chứng chỉ này giúp nâng cao các yêu cầu xác định và đánh giá nhu cầu năng lượng của tổ chức thiết lập mục tiêu tiết kiệm năng lượng quốc gia nhằm bảo vệ môi trường.
Mục tiêu chính của tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức nâng cao năng lực quản lý năng lượng, đánh giá nhu cầu sử dụng năng lượng và theo dõi hiệu suất sản xuất năng lượng để có biện pháp cải thiện hiệu quả nhất.
Tại sao cần áp dụng các tiêu chuẩn ISO trong quản lý và sản xuất
Áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý và sản xuất mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và tổ chức như:
Cải thiện chất lượng: Tiêu chuẩn ISO tập trung nhiều vào cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt giúp tổ chức kiểm soát và cải tiến quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ. Điều này giúp nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và cải thiện sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm.
Tăng cường hiệu quả công việc, sản xuất: Tiêu chuẩn ISO giúp cung cấp các trình độ quản lý có hệ thống nhằm giúp nâng cao hiệu suất làm việc và sản xuất, giảm lãng phí, tối ưu hóa quy trình vận hành. Kết quả cuối cùng là giúp tăng cường năng suất và sự cạnh tranh khi làm việc.
Tuân thủ các quy định về pháp luật và quy định: Các tiêu chuẩn ISO yêu cầu các tổ chức, đơn vị cần đảm bảo quyền tương ứng với ngành nghề sản xuất của họ. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO giúp đảm bảo tuân thủ các quy định này nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp và người sản xuất.
Xây dựng uy tín và tin cậy: Chứng chỉ ISO chứng minh rằng các tổ chức cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ các quy trình quản lý. Điều này nhằm tạo ra sự tin cậy, uy tín trong khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý. Thêm nữa tổ chức có chứng chỉ ISO thường được coi là đáng tin cậy và chuyên nghiệp hơn nhiều lần.
Mở rộng cơ hội kinh doanh: Một số khách hàng, đặc biệt là tổ chức cơ quan chính phủ cần có yêu cầu nhà cung cấp đạt được các chứng chỉ ISO nhằm đảm bảo mở rộng cơ hội kinh doanh cũng như giúp các đơn vị tiếp cận với thị trường mới và khách hàng tiềm năng.
Quy trình đăng ký chứng nhận ISO
Quy trình đăng ký chứng nhận ISO cần được doanh nghiệp chủ động thực hiện nhằm đảm bảo lợi thế trong quản lý, sản xuất. Quy trình đăng ký gồm các bước sau:
Bước 1: Quyết định thực hiện từ phía doanh nghiệp phát động chương trình áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý sản xuất sao cho phù hợp với hiện thực.
Bước 2: Tìm ra người đại diện lãnh đạo chất lượng nhất. Cần ưu tiên người có kinh nghiệm, trình độ để tiến hành triển khai giám sát hoạt động trong lĩnh vực ISO. Đại diện lãnh đạo chất lượng phải là người có tầm nhìn, có thể đại diện pháp luật.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chuẩn ISO chỉnh chu nhất. Cần xác định, phân tích các tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp cần thực hiện sau đó áp dụng kế hoạch ra sao. Sau khi đối chiếu với thực trạng vận hành doanh nghiệp sẽ có kế hoạch cụ thể nhằm đạt được các tiêu chuẩn đó.
Bước 4: Thông báo nội bộ cho toàn thể nhân viên và cán bộ tuân thủ. ISO áp dụng trong doanh nghiệp cần thực hiện đồng hồ, mọi người đều phải tuân thủ và hoàn thành mục tiêu.
Bước 5: Xây dựng hệ thống tài liệu nội bộ cho tổ chức vận hành. Cần tiến hành xây dựng hệ thống tài liệu, biểu mẫu cho tổ chức vận hành và soạn thảo hệ thống ISO theo tiêu chuẩn để tổ chức vận hành theo quy chế.
Bước 6: Áp dụng vào vận hành thực tiến theo tài liệu đã soạn thảo sẵn.
Bước 7: Đánh giá hiệu quả áp dụng theo thời gian, theo từng bộ phận nhằm xác định hiệu quả quản lý chất lượng đang áp dụng có phù hợp với tiêu chuẩn ISO đang vận hành hay không.
Bước 8: Đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO theo tổ chức, doanh nghiệp để được cấp chứng chỉ ISO nếu đạt yêu cầu.
Bước 9: Nhận chứng chỉ ISO sau khi được phê duyệt.
Bước 10: Sau quá trình đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO thì cần duy trì áp dụng sâu rộng hơn đến doanh nghiệp. Trong thời hạn 3 năm liên tục chứng nhận cần được duy trì mỗi năm một lần đến khi hết hiệu lực doanh nghiệp sẽ tiến hành tái đăng ký và đánh giá mới.
Xem thêm: PN là gì?