Tensile strength giới hạn bền kéo là gì?
Tensile strength là giới hạn bền kéo (hay còn được gọi là cường độ chịu kéo giới hạn, độ bền kéo giới hạn). Mục đích để chống lại sự phá hủy do ứng suất kéo tác động vào, cho phép vậy liệu tận dụng những đặc tính quan trọng vào kết cấu.
Ký hiệu và đơn vị đo
Tensile Strength Giới hạn bền kéo Tensile Strength là một trong nhiều đặc tính quan trọng, được thống kê vào hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 527 ASTM D638. Để xác định độ bền kéo người ta thường thực hiện đo các mẫu thử (bằng phương pháp phá vỡ liên kết mẫu thử). Dùng lực trên đơn vị diện tích (N/mm2 ~ PSI ~ MPA) làm đơn vị đo chuẩn.
Công thức tính toán giới hạn bền kéo
Công thức tính toán giới hạn bền kéo cho vật liệu bằng F chia A; trong đó: F là lực tác động lên vật liệu (N), A là diện tích của vật liệu (mm2). Tensile strength được coi là tiền thân để kỹ thuật sản xuất hay thiết kế chế tạo máy có độ chính xác cao hơn.
Ý nghĩa của Tensile Strength
Nếu đã xác định được tensile strength là gì (giới hạn bền kéo), ta có thể biết đến các tiêu chuẩn và định nghĩa như sau:
– gauge lenth (chiều dài cữ L): đo chiều dài phần hình trụ đứng của mẫu thử.
– original gauge lenth (chiều dài cữ ban đầu): chiều dài ban đầu trước khi được tác động lực F (N), đảm bảo giới hạn bền kéo không bị phá hủy.
– parallel length (chiều dài song song): khoảng cách chiều dài giữa các má kẹp của mẫu thử.
Nhìn chung, đặc tính này phản ánh chất lượng của mẫu thử, từ đấy cho phép đưa ra những thay đổi phù hợp hơn.