Ống thủy lực là phụ kiện quan trọng dùng để kết nối hệ thống, đường ống với nhau. Nó tham gia vào nhiệm vụ dẫn truyền dầu, chứa dầu và có khả năng làm việc trong điều kiện môi trường áp lực cao. Vậy bạn đã biết về ống thủy lực là gì chưa? Nếu chưa hãy cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu chi tiết về sản phẩm thông qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm ống thủy lực là gì?
Ống thủy lực là thiết bị thủy lực sử dụng chức năng truyền dẫn từ bể chứa đến các thiết bị bơm, cơ cấu, chấp hành trong hệ thống. Ngoài ra ống còn được dùng để dự trữ 1 lượng dầu cho hệ thống khi cần, đảm bảo quá trình tản nhiệt cho dầu nóng. Sản phẩm được lắp đặt nhiều trong hệ thống máy cơ giới hóa, máy khoan, máy đào, máy dập và các loại máy phục vụ cho các ngành công nghiệp khác.
Ống thủy lực sử dụng chịu nhiệt được bao nhiêu?
Nhiệt độ của dầu trong bình chứa, và trong thiết bị vận hành sẽ tăng lên liên tục khoảng vài trăm độ C. Với những hệ thống làm việc nhỏ thì chỉ cao hơn so với nhiệt độ môi trường một chút.
Nhiệt độ của dầu có thể chịu nhiều yếu tố tác động là công suất, môi trường, thời gian và hệ thống làm mát trong hệ thống vận hành. Bởi dầu được vận hành, di chuyển thường xuyên và ma sát trực tiếp với thành ống thủy lực. Những hệ thống phức tạp quy mô lớn, đường ống dài, cùng khả năng tản nhiệt nhất định thì chọn đường ống có khả năng chịu nhiệt trong phạm vi cho phép.
Khả năng chịu áp lực của ống thủy lực
Hệ thống thủy lực luôn làm việc với mức áp lực từ 200 bar, với những máy móc có công suất lớn thì áp lực làm việc khoảng 350 bar. Song song với việc truyền dẫn chất lỏng thì nó còn phải liên tục chịu nhiều áp lực cao vì sự quá tải trong vận hành từ sự cố đột ngột xuất hiện.
Tuấn Hưng Phát khuyên khách hàng nên lựa chọn ống thủy lực có mức áp suất cao hơn so với những áp lực hệ thống làm việc đang vận hành để đảm bảo quá trình ống không bị nứt vỡ, do áp lực lớn hình thành nên.
Phân loại các dòng ống thủy lực thông dụng
Hiện nay trên thị trường đang có 2 dòng ống thủy lực khác nhau đó là ống thủy lực mềm và ống thủy lực dạng cứng.
Ống thủy lực dạng mềm
Cấu tạo chính của sản phẩm này gồm có phần vỏ, phần gia cố, phần ống
Lớp vỏ bên ngoài có chức năng chính tạo nên độ bền áp lực của ống nhưng nó lại đảm bảo làm việc bảo vệ các lớp bên trong của ống. Yêu cầu của lớp vỏ ngoài đó là khả năng chịu lực, chịu được thời tiết làm việc khắc nghiệt và chống chịu được nhiệt độ cao.
Yêu cầu của lớp vỏ cấu tạo của ống thủy lực là phải chịu được nhiệt độ cao, chịu được sự ăn mòn hóa học trong điều kiện môi trường. Trong một số hoàn cảnh làm việc thì ống dầu cần ngâm trong dung môi hóa chất hay nhiệt độ cao nên cần một lớp vỏ chất lượng. Vỏ thường được làm từ chất liệu cao su tổng hợp pha với chất neoprene để đảm bảo khả năng chống ăn mòn, chịu nhiệt độ khoảng 40 độ C đến 100 độ C.
Phần lõi của ống phải có đặc điểm là chống thấm, độ bóng cao… Tùy thuộc vào thương hiệu sản xuất mà lớp lõi cũng có thể thay thế từ lớp nhựa dẻo hay lớp cao su tổng hợp. Do quá trình lắp đặt ống thường xuyên bị uốn cong nên thường có thêm một chất phụ gia khác trong cấu tạo là polymer nitrile nhằm tăng cường khả năng chống thấm, chống ăn mòn cao.
Phần cuối cùng quyết định đến khả năng bền bỉ của ống thủy lực đó là phần gia cố ống thủy lực. LỚp gia cố đan sợi bằng dây bện giúp tăng sự rắn chắc hơn cho lớp gia cố. Thông thường bộ phận gia cố này được cấu tạo bằng các lớp thép đan xen vào nhau. Chính vì thế các sợi này đan chéo với nhau để có thể chống lại những áp lực của dòng dầu và được sử dụng cho hệ thống làm việc có áp suất lớn giúp khách hàng có thể lựa chọn những ống dầu được gia cố bằng lớp bện sợi.
Tuy nhiên khách hàng cần lưu ý rằng đó là khả năng chống chịu, tăng khả năng van đập của ống kém hơn khi làm việc. Với lớp gia cố là dạng dây xoắn ốc được bố trí song song nhau theo chiều dọc. Ưu điểm nổi bật của thiết bị này là chất lượng cũng như khả năng linh hoạt trong khi vận hành, lắp đặt.
Ống thủy lực dạng cứng
Không chỉ nằm trong hệ thống thủy lực mà trong hệ thống dẫn nước, hệ thống khí nén thì ống thủy lực cứng vẫn được sử dụng phù hợp. Tùy theo thương hiệu sản xuất khác nhau mà ống được làm bằng các chất liệu chính như đồng, thép, đồng thau hay thép mạ đồng.
So với ống mềm thì dòng ống cứng có giá thành rẻ hơn, chịu được áp lực làm việc lớn hơn. Đặc biệt ống cứng có khả năng tản nhiệt của dòng lưu chất trong đường ống nhanh hơn so với các dòng ống cấu tạo mềm.
1 nhược điểm duy nhất của thiết bị này đó là ống cứng thì không linh động trong lắp ghép, mang vác và chỉ thích hợp trong trường hợp cố định.
Kinh nghiệm chọn ống thủy lực cho hệ thống
Để chọn được ống thủy lực là điều không dễ dàng, người dùng phải tính toán đến nhiệt độ ống, kích thước, vật liệu kiểu đầu nối và ứng dụng thiết bị trong hoạt động. Vậy nên bạn nên tuân thủ một số kinh nghiệm sau:
Chọn ống thủy lực có khả năng chịu nhiệt độ cao
Đây là tiêu chí quan trọng, bởi đa số các ống thủy lực đều có thể chịu được nhiệt độ từ -20 độ C đến 200 độ C. Tùy thuộc vào môi trường làm việc khác nhau mà khách hàng có thể chọn các ống có khả năng chịu nhiệt phù hợp để giảm thiểu tình trạng nóng chảy trong đường ống.
Nếu bạn chọn ống dạng cứng thì không cần quan tâm tới nhiệt độ, với dạng ống mềm thì cần chú ý đến nhiệt độ chịu tải bên trên thân ống.
Kích thước đường ống
Bạn có thể căn cứ vào kích thước ban đầu của đường ống cấn thay thế ở thời điểm hiện tại. Sử dụng kẹp thước đo đầu ống dầu ban đầu và sử dụng các đường ống tương tự như:
Tra đường kính theo catalog hãng Trên catalog của hãng luôn có các thông sô chi tiết như đường kính ống, vận tốc đường xả, đường hút, đường ống vận chuyển… Vì thế bạn nên tùy thuộc vào quy định chung, tiêu chuẩn sử dụng để chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Cấu tạo chất liệu đường ống
Ống thủy lực thông thường có cấu tạo bằng kim loại hay một số vật liệu tổng hợp như nhựa dẻo, cao su. Tùy theo từng loại dầu, vật liệu đang sử dụng trong đường ống mà người dùng sẽ lựa chọn vật liệu tương xứng. Lớp ngoài của ống tiếp xúc trực tiếp với môi trường bởi nếu nhiệt độ cao, áp lực lớn, khả năng va đập lớn sẽ làm ống thủy nhanh chóng hư hỏng.
Ứng dụng trong hoạt động
Xác định cụ thể các ứng dụng thực tiễn của ống thủy lực hoặc môi trường làm việc của ống trước khi lựa chọn. Ví dụ ống thủy lực dạng xoắn ốc có khả năng chịu lực va đập tốt, ống đan sợi có khả năng chịu va đập kém
Khả năng uốn cong của đường ống được xác định ở mức độ nào. Vì không phải bất cứ khi nào đường ống cũng dẻo và có thể linh hoạt được. Nếu ở môi trường áp suất cao trong thời gian dài, ống thủy lực không đảm bảo được sự phù hợp và có thể bị hư hại nghiêm trọng hơn.
Kiểu nối đầu
Có nhiều kiểu kết nối là dạng đầu ống thủy lực cơ bản như bắt bu lông có mặt bích, bắt ren, hàn cố định. Với ống dạng mềm cách bắt thông dụng được nhiều người lựa chọn nhất phải kể đến bắt ren. Nhưng nhược điểm của kiểu bắt ren lại dễ gây thất thoát dầu và rò rỉ nghiêm trọng.
Khả năng thay thế và áp suất làm việc
Khi đã xác định được loại, thương hiệu sản xuất của ống thủy lực thì cần tính toán được khả năng tìm kiếm được thiết bị thay thế khi trường hợp hỏng hóc xuất hiện. Đặc biệt cần quan tâm đến thời gian giao hàng vì trong quá trình làm việc sẽ có những tình huống cần thay thế gấp.
Đa số các khách hàng đều được khuyến cáo nên sử dụng các dòng ống thủy lực có áp suất cao hơn 120% và phải cân nhắc khi có trường hợp áp suất tăng ọt lên cao.
Sự khác biệt giữa pipe và tube
Ống pipe và ống tube là 2 sản phẩm phổ biến trên thị trường, vì thế nhiều người dùng không biết làm thế nào để phân biệt 2 sản phẩm này bởi nó có những nét tương đồng.
Về hình dạng cắt của ống thủy lực tube có 3 dạng để người dùng có thể lựa chọn được là hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Còn đối với dạng ống pipe thì chỉ có dạng hình tròn.
Về kích thước ống thủy lực pipe có đơn vị tính là NPS trong khi đó ống thủy lực tupe là OD.
Ống pipe có kích thước lắp đặt lớn và độ cứng cao khi vận hành. Ống tube thì lại có kích thước nhỏ hơn với độ bền dẻo cao nên khả năng linh hoạt tốt hơn có thể uốn và lắp đặt trong nhiều hệ thống khác nhau.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về ống thủy lực là gì, các loại ống dầu thủy lực phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang cần tìm thiết bị này nhằm lắp đặt cho hệ thống của mình hãy chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng trong từng chi tiết sản phẩm. Ngoài ra nếu trong quá trình lắp đặt hệ thống bạn cần tư vấn về các dòng van công nghiệp như van tay gạt, tay quay thì có thể liên hệ đến Tuấn Hưng Phát Valve để chúng tôi hỗ trợ bạn về sản phẩm cũng như kỹ thuật.