Hướng dẫn cách lắp đặt van bướm vào đường ống

Cách lắp đặt van bướm vào đường ống như thế nào cho đúng? Với giới kỹ thuật lâu năm, đây là việc hết sức đơn giản. Song mỗi người trong chúng ta đều có khoảng thời gian bắt tay vào nghề. Bài viết này, Tuấn Hưng Phát nhằm chia sẻ kiến thức, giúp các bạn mới nắm bắt được cơ bản quy trình lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống. Rất mong có thể giúp ích cho bạn đọc.

Cách lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống

Trước khi đi vào chi tiết lắp đặt, đầu tiên bạn nên quan tâm là van bướm bạn sử dụng có dạng kết nối nào? 

Van bướm kiểu Wafer: đây là dòng van có kiểu kết nối dạng kẹp, đa tiêu chuẩn. Chúng có thể phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn mặt bích(quy cách lỗ bulong trên bích, độ dày của bích…): JIS, BS, DIN,… 

van bướm kiểu wafer tay gạt- tay quay

Van bướm kiểu tai bích – mặt bích. Vậy tiêu chuẩn mặt bích của van là tiêu chuẩn gì? (DIN, JIS, BS, ANSI,…?) Cần xác định điều này để chúng ta có thể chuẩn bị loại mặt bích phù hợp cho quá trình lắp đặt van.

van bướm hai mặt bích tay gạt

Chuẩn bị vật tư để lắp van bướm 

– Van bướm (có thể là van bướm tay gạt – tay quay, van bướm điều khiển điện – khí nén).

– Mặt bích: 2 cái. Mặt bích phải có tiêu chuẩn đồng nhất với mặt bích của van bướm (ở van bướm 2 mặt bích).

– Gioăng cao su: 2 cái.

– Đường ống chờ của hệ thống: Vệ sinh sạch 2 đầu chờ.

– Bulong, đai ốc: Số lượng tùy vào tiêu chuẩn (số lỗ bắt bulong) của mặt bích.

– Cờ lê, mỏ lết để siết chặt bulong.

Quy trình lắp đặt van bướm vào đường ống

– Hàn cố định hai mặt bích vào hai đầu chờ của đường ống.

– Cho gioăng cao su làm kín áp sát vào mặt bích.

– Đặt van bướm vào sao cho áp sát gioăng làm kín vừa gá; xỏ bulong qua lỗ của mặt bích và tai van (ở van bướm dạng wafer) hoặc lỗ bích trên van (ở van bướm 2 mặt bích – tai bích). Điều này giúp giữ van tại vị trí, tạo điều kiện lắp đặt van dễ dàng hơn.

cách lắp đặt van bướm vào đường ống
– Tiếp tục lắp gioăng làm kín vào giữa van bướm với mặt bích còn lại.

– Đẩy bulong vừa xỏ qua lỗ bích ở mặt bích còn lại. Tiếp tục lắp các bulong còn lại qua các lỗ mặt bích

– Siết chặt đều các bulong.

Lưu ý khi sử dụng

Van rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15° tới 75°.

Đây là dòng van có thể sử dụng để đìêu tiết chiếc chảy, vì vậy lực ảnh hưởng của mẫu chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong , điều kiện nhất định người ta sử dụng Van Bướm có cơ cấu gài góc độ mở.

Cơ cấu gài góc độ mở:

+ Gồm có hai phần: phần cố định được gắn trên thân van gồm lá kim dòng có răng thăng hoa và phần di động là một cái chốt được gắn trên cần van.

+ Cơ cấu này nhằm mục đích cố định gốc mở của van không cho loại lưu chất ảnh hưởng khiến cho thay đổi góc độ đóng mở lúc mới đầu.

** Với van bướm Wonil Hàn Quốc, các bạn có thể không cần lắp thêm gioăng cao su làm kín. Do thiết kế sản phẩm này có gioăng van dày nhô cao. Khi áp van vào mặt bích và siết chặt bulong, gioăng sẽ bị nén lại tạo nên mối nối kín khít.

quy trình lắp đặt van bướm vào đường ống

Như vậy, Chúng ta đã hoàn thành quá trình lắp đặt van bướm vào đường ống. Chúc các bạn thành công trong lần lắp đặt đầu tiên! 

Xem thêm: thông số kỹ thuật van bướm beize: tại đây.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT

VPGD: Liền kề 13, số nhà 25, KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội

Liên hệ mua hàng Call và Zalo Hotline  :   0915.891.666

Email: kinhdoanh@tuanhungphat.vn

HÌNH THỨC THANH TOÁN:

Ngân hàng Techcombank chi nhánh Linh Đàm Hà Nội  , STK:11124919568014

– Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam  , STK: 1500201070229

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *