Điện áp là gì? Tổng hợp toàn bộ thông tin về điện áp từ A – Z

Điện áp là gì? Bạn đã bao giờ tự hỏi về vai trò của điện áp trong cuộc sống hàng ngày? Từ việc thắp sáng bóng đèn đến vận hành các thiết bị điện tử, điện áp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về điện áp, từ định nghĩa cơ bản đến những ứng dụng thực tế.

Tìm hiểu về điện áp

Điện áp là gì?

Điện áp là hiệu điện thế dòng điện với sự chênh lệch giữa nơi có dòng điện áp cao và nơi có điện áp thấp. Thông thường nó được xác định trên dây dẫn điện, như điện lưới điện gia đình thường là 220v điện cao nhất là 220v và điện áp thấp nhất là 0v.

Điện đóng vai trò quan trọng trong quá trình khởi động, duy trì các hoạt động vận hành thiết bị. Trường hợp khi điện không đủ thì thiết bị không thể vận hành và dễ xuất hiện các tình trạng đoản mạch, ngắt mạch.

Hình ảnh mô phỏng 1 tráp biến áp cung cấp điện áp cho khu dân cư
Hình ảnh mô phỏng 1 tráp biến áp cung cấp điện cho khu dân cư

Ký hiệu và đơn vị đo điện áp

Điện áp thường được ký hiệu bằng chữ U hoặc V. Trong đó, U là ký hiệu phổ biến hơn và được dùng rộng rãi trong các công thức và sơ đồ mạch điện. V cũng là một ký hiệu thay thế, đặc biệt khi muốn nhấn mạnh đến đơn vị đo của điện áp là Vôn (V).

Đơn vị đo của điện áp là Vôn (ký hiệu: V)

Công thức tính điện áp

Điện áp được tính theo công thức là V = U = I.R.

Theo đó các ký hiệu được hiểu là:

  • I: Cường độ của dòng điện (Đơn vị tính: Ampe)
  • R: Điện trở tính theo đơn vị Ôm)
  • U hoặc V: Điện V – vôn – vol

Các khái niệm liên quan đến điện áp 

Các khái niệm liên quan đến điện áp 
Các khái niệm liên quan đến điện áp

Dưới đây là các khái niệm liên quan đến nguồn điện mà mọi người cần quan tâm.

Điện áp định mức: Còn được gọi là dòng điện định danh. Đây là đại lượng quan trọng của lưới điện thế còn được ký hiệu là Uđm hay Udd. Dòng điện này có vai trò là cơ sở để thiết kế, hoạt động lưới điện chung của hệ thống. Ngoài ra dòng điện định mức còn quyết định đến khả năng chịu tải của lưới điện tốt hay không trong hệ thống lưới điện chung.

Điện áp DC: Là dòng điện một chiều, thể hiện điện thế giữa 2 cực của nguồn điện đi qua mạch điện một chiều.

Điện xoay chiều: Còn được biết đến là điện áp AC có chiều và cường độ dòng điện thay đổi theo thời gian độ lớn lẫn chiều dòng điện.

Điện áp tiếp xúc và điện áp bước nhảy: Được xác định giữa 2 chân người khi di chuyển trên mặt đất trong sự cố đất bị nhiễm điện hoặc bị sét đánh. Điện tiếp xúc được xác định giữa vị trí chân người đứng và phần tiếp đất có nhiễm điện.

Điện pha: Được đo lường tại vị trí giữa dây pha và dây trung tính. Đơn giản hơn là thể hiện điện áp trên dây đó.

Điện áp định danh: Có đơn vị đo lường là V được thể hiện trên danh nghĩa hay nhận dạng điện áp của một hệ thống điện đã lắp đặt.

Điện áp hiệu dụng: Được tính bằng giá trị bình phương của dòng điện áp đại cực nằm ở 2 đầu đoạn mạch.

So sánh 3 dòng điện áp cao thế, trung thế và hạ thế

So sánh các cấp điện áp
So sánh các cấp điện áp

Dòng điện áp được chia thành 3 loại cơ bản là điện cao thế, trung thế và hạ thế. Mỗi loại sẽ có điểm nổi bật khác nhau như:

Loại điện áp Điểm nổi bật Ứng dụng
Điện áp cao thế Là dòng điện có nguồn điện sử dụng lớn.

Các thiết bị sử dụng điện và dây dẫn là loại có chịu tải công suất lớn. Nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành, sử dụng nguồn điện

Điều phối nguồn điện trong ống phóng tia cathode và sản sinh tia X

Được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhiều.

Điện trung thế Quy trình phân phối điện từ đường điện trung thế – máy biến áp và hạ áp để phân phối điện. 

Một số cấp điện cho nguồn điện như: 22KV và 35KV

Được sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở dân sinh hay khu công nghiệp quy mô nhỏ.
Điện áp hạ thế Có cấp điện 0.4KV

Thường sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB có tất cả 4 sợi kết với nhau tạo nên sự chắc chắn trên cột điện và có kẹp treo bằng thiết bị kẹp sứ. 

Thích hợp sử dụng cho các thiết bị hay hệ thống điện hạ thế 1 pha hay 2 pha và 3 pha.

Ưu tiên sử dụng cấp nguồn điện cho ổn áp trong đó điện 3 pha được sử dụng nhiều trong nền công nghiệp.

Các trường hợp có nguồn điện không ổn định

Có nhiều nguyên nhân khiến nguồn điện áp trong lúc vận hành không ổn định. Cụ thể như: 

Hiện tượng sụt điện trên đường dây tải điện đến hộ gia đình. Bởi thực tế thì dòng điện được di chuyển đến dây dẫn tới vị trí sử dụng điện sẽ rất xa nên dòng điện thường bị tiêu hao. Đặc biệt với những nguồn điện ở khu dân cư, khu công nghiệp, tình trạng sụt áp liên tục xuất hiện nhiều hơn.

Do các thiết bị điện xuất hiện tình trạng hư hại, giảm tuổi thọ hoặc bị cháy hỏng nên không sử dụng đúng với nguồn điện 220v. Trong nhiều trường hợp thiết bị điện sử dụng nguồn điện vượt quá định mức này.

Nguồn điện áp không ổn định gây ảnh hưởng lớn đến các thiết bị
Nguồn điện áp không ổn định gây ảnh hưởng lớn đến các thiết bị

Làm sao để giữ mức điện áp ổn định?

Có nhiều cách để khắc phục tình trạng điện không ổn định. Cách làm được nhiều người áp dụng nhất là người dân nên dùng máy ổn áp để ổn định dòng điện trong gia đình. Khi sử dụng thiết bị hỗ trợ thì dòng điện đầu ra với điện đầu đầu vào. Bên cạnh đó nhờ các thiết bị này mà có thể bảo vệ được các thiết bị điện trong nhà bền bỉ hơn khi sử dụng. 

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến điện áp

Câu 1: Điện áp tiếng Anh là gì?

Điện áp trong tiếng Anh được gọi là Voltage.

Câu 2: Điện áp đầu vào là gì?

Điện áp đầu vào là mức điện áp được cung cấp cho một thiết bị hoặc hệ thống để nó có thể hoạt động. Đây là nguồn năng lượng điện cần thiết để thiết bị thực hiện chức năng của mình.

Câu 3: Điện áp nguồn là gì?

Điện áp nguồn là điện áp do một nguồn điện cụ thể cung cấp, ví dụ như pin, ắc quy, máy phát điện hoặc ổ cắm điện trong nhà. Mức điện áp này là giá trị điện áp mà nguồn có khả năng duy trì.

Câu 4: Điện áp thấp là gì? Điện áp cao là gì?

Định nghĩa về điện áp thấp và điện áp cao có thể khác nhau tùy theo tiêu chuẩn và ứng dụng cụ thể. Tuy nhiên, một cách tổng quát:

  • Điện áp thấp: Thường là điện áp dưới 50V AC (xoay chiều) hoặc 120V DC (một chiều).
  • Điện áp cao: Thường là điện áp trên 1000V AC hoặc 1500V DC.

Câu 5: Điện áp pha và điện áp dây là gì?

Trong hệ thống điện ba pha:

  • Điện áp pha (Phase Voltage): Là điện áp giữa một trong ba dây pha và dây trung tính (dây nguội).
  • Điện áp dây (Line Voltage): Là điện áp giữa hai trong ba dây pha với nhau. Điện áp dây thường lớn hơn điện áp pha √3 lần.

Câu 6: Mạng điện trong nhà thường có điện áp là bao nhiêu?

Ở Việt Nam, mạng điện trong nhà thường có điện áp 220V (xoay chiều, một pha) cho các hộ gia đình. Đối với các thiết bị công suất lớn hoặc các cơ sở sản xuất nhỏ, có thể sử dụng điện áp 380V (xoay chiều, ba pha).

Câu 7: Ở Việt Nam hiện nay có các cấp điện áp nào?

Theo quy định của ngành điện lực Việt Nam, hiện nay có các cấp điện áp sau:

  • Hạ áp: Dưới 1kV (1000V)
  • Trung áp: Từ 1kV đến 35kV
  • Cao áp: 110kV, 220kV
  • Siêu cao áp: 500kV

Câu 8: Ở nước ta cấp điện áp cao nhất là bao nhiêu?

Cấp điện áp cao nhất được sử dụng trong hệ thống truyền tải điện ở Việt Nam hiện nay là 500kV.

Câu 9: Điện áp cấp cho mạng điện sản xuất quy mô nhỏ là điện áp nào?

Điện áp thường được cấp cho mạng điện sản xuất quy mô nhỏ ở Việt Nam là 220V (xoay chiều, một pha) hoặc 380V (xoay chiều, ba pha), tùy thuộc vào công suất tiêu thụ và yêu cầu của các thiết bị sử dụng điện.

Trên đây là toàn bộ thông tin về điện áp là gì mà Tuấn Hưng Phát Valve muốn chia sẻ với bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu sau hơn về điện áp hoặc có bất kỳ thắc mắc nào có thể theo dõi các bài viết của chúng tôi hoặc liên hệ Hotline để biết thêm thông tin chi tiết.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *