Tại sao cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn an toàn?

Nước thải y tế khi thải trực tiếp ra ngoài môi trường không chỉ làm ô nhiễm đến môi trường nước mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sức đề kháng của con người cũng như hệ sinh thái xung quanh. Vậy nước thải y tế là gì và đâu là giải pháp xử lý nước thải y tế nên ứng dụng hiện nay? Hãy cùng Tuấn Hưng Phát Valve tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Tổng quan về nước thải y tế hiện nay

Nước thải y tế xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tập trung chính trong phòng khám, bệnh viện, trạm y tế. Thực tế, nước thải y tế phát tính từ 2 nguồn chính gồm:

  • Nước thải sinh hoạt: Hoạt động vệ sinh, tắm rửa, ăn uống của các cán bộ y sĩ, bệnh nhân, thân nhân…
  • Nước thải y tế: Hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết,…

Nước thải y tế gồm những thành phần gì?

Các thành phần chính có trong nước thải y tế đa phần là các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, các chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, các mẫu bệnh phẩm sinh học lấy từ mủ, đờm, dịch,… hay các hóa chất độc hại sử dụng để trị liệu…

Trên thực tế, nước thải từ hoạt động y tế chiếm một lượng lớn vi khuẩn lây bệnh và kháng sinh từ y tế. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không quá cao và có thể xử lý bằng những phương pháp sinh – lý – hóa học để loại bỏ.

Lưu lượng xả nước thải y tế

Hiện nay, các cơ sở y tế lớn đang ngày một tăng đồng nghĩa với nguồn chất thải cũng tăng cao. Theo thống kê từ nhiều báo cáo của Cục Quản Lý Môi Trường y tế 2022 tổng lượng nước thải y tế phát sinh trung bình tới 130.000 m3/ngày, đêm. Trong đó, tổng lượng chất thải rắn y tế trung bình tới 440,7 tấn/ngày và lượng chất thải rắn y tế nguy hại là 71,5 tấn/ngày.

Với một số lượng lớn nước thải thải ra trong 1 ngày, nếu không được xử lý kịp thời và để hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong khu vực làm sạch thì không thể đưa ra nguồn nước đạt chuẩn. Nên đây sẽ là gánh nặng cho bài toán kiểm soát và xử lý khi không có hệ thống xử lý bài bản.

xu-ly-nuoc-thai-y-te
Nước thải y tế có lưu lượng phát sinh khá lớn bao gồm cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải y tế

Những tác hại nguy hiểm về vấn đề xử lý nước thải y tế?

Nếu nước thải y tế phòng khám, bệnh viện không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT và xả thải ra ngoài sông, hồ, ao, suối sẽ đem lại nhiều mối nguy hại về con người cũng như môi trường như:

  • Dễ dính phải bệnh truyền nhiễm như trực khuẩn mủ xanh, E.coli, tụ cầu vàng,…
  • Có khả năng mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như tiêu chảy, đường tiêu hóa, thận, ung thư,…
  • Ảnh hưởng đến đường hô hấp và dễ gặp phải tình trạng liên quan đến viêm da.
  • Gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng sự sinh sôi, phát triển của các sinh vật dưới nước như tôm, cá, cua,…
  • Môi trường đất dễ bị nhiễm độc và ảnh hưởng xấu đến các vật nuôi, gia cầm, gia súc nếu tiếp xúc trực tiếp đến môi trường đất ô nhiễm này. Đặc biệt, có thể xuất hiện tình trạng lây nhiễm từ động vật, gia súc, gia cầm sang con người.
  • Trong trường hợp liên quan đến thời tiết như mưa lớn, bão lũ,… hệ thống bể, cống chứa có thể tràn nước thải ra ngoài môi trường, gây nguy hiểm tới hệ sinh thái.

Chính vì thế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế phòng khám, xử lý nước thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn an toàn luôn là hoạt động cần thiết trong quá trình xây dựng phòng khám, bệnh viện y tế.

a water coming out of a concrete tunnel
Nước thải từ hoạt động y tế có thể gây ra hệ lụy cho hệ sinh thái nếu không được xử lý tốt trước khi xả ra ngoài

Hệ thống xử lý nước thải y tế chất lượng đạt chuẩn

Như Tuấn Hưng Phát Value đã chia sẻ ở trên, đặc tính của nước thải y tế chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm và có thể truyền nhiễm. Nên phần lớn hiện nay các bệnh viện đều triển khai và xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, bệnh viện theo công nghệ AAO hoặc MBR. 

Phương pháp AAO

Công nghệ AAO hoạt động chính với phương pháp xử lý nước thải y tế sinh học 3 bậc nhờ sự sinh sôi và phát triển của 3 loại vi sinh vật gồm kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí. Cơ chế hoạt động của AAO là nhờ sự tham gia của hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (N,P), chất ô nhiễm,… thành bùn và loại bỏ. 

Bước 1: Nước thải từ các nguồn sẽ tập trung vào bể thu gom, bể thu gom sẽ loại bỏ sơ bộ các rác thải, chất rắn lớn, chất dầu mỡ.

Bước 2: Phân hủy chất hữu cơ hòa tan, chất dạng keo,… thành bùn cặn bằng sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí theo công thức:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

Bước 3: Các chất hữu cơ được xử lý bằng hệ vi sinh vật thiếu khí kết hợp với quá trình nitrat hóa và photpho hóa để khử Nito và Photpho.

Bước 4: Hệ vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải chuyển thành cặn hoặc năng lượng theo công thức:

Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + năng lượng

Bước 5: Lắng loại bỏ các tạp chất nổi lên trên hoặc lắng xuống dưới và khử trùng nước thải bằng hóa chất để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi thải ra ngoài môi trường.

Vì vậy, phương pháp này có thể xử lý nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm cao và cho ra chất lượng nước đạt chuẩn cột A hoặc cột B theo QCVN 28:2012/BTNMT tùy theo mục tiêu thiết kế.

he-thong-xu-ly-nuoc-thai-y-te-aao
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải từ y tế, bệnh viện theo công nghệ AAO

Phương pháp MBR

Phương pháp MBR có thể đưa đến chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn cột B nhanh chóng. Đây cũng là phương pháp xử lý nước thải y tế màng lọc có khả năng hoạt động với công suất lớn và cơ chế hoạt động tự động, ổn định. Là công nghệ xử lý nước thải bằng màng vi lọc kết hợp với bùn hoạt tính lơ lửng, quy trình làm sạch nước thải trong y tế của MBR như sau:

Bước 1: Tập trung nguồn nước thải y tế trong bể điều hòa và giữ ổn định, kiểm soát lưu lượng.

Bước 2: Hệ vi sinh vật thiếu khí phân hủy các chất hữu cơ và khử Nito, Photpho trong bể thiếu khí.

Bước 3: Phân tách hỗn hợp bùn hoạt tính, các chất rắn lơ lửng và vi khuẩn gây bệnh trong nước thải thông qua màng lọc MBR. Nguồn nước sạch được chuyển sang bể lưu trữ.

Bước 4: Xử lý phần bùn bằng máy ép bùn và mang đi phân hủy hoặc chôn lấp.

he-thong-xu-ly-nuoc-thai-y-te-mbr
Mô hình xử lý nước thải y tế phòng khám, bệnh viện theo công nghệ MBR

Tiêu chí đánh giá hệ thống xử lý nước thải y tế an toàn

Để đánh giá và đưa ra được thực tế hiệu quả khả năng xử lý nguồn nước thải y tế trong hệ thống XLTN, mọi người cần dựa vào 2 tiêu chí chính gồm hiệu quả xử lý và tiêu chuẩn nước thải. Trong đó:

Hiệu quả xử lý

Hiệu quả xử lý chính là khả năng loại bỏ những chất gây hại, gây ô nhiễm có trong nguồn nước thải từ y tế. Trong đó, đánh giá hiệu quả dựa trên những thông số sau: 

  • Lượng oxy đạt mức cần thiết để các hệ vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải.
  • Chỉ số đo lượng oxy hòa tan trong nước đủ để duy trì sự sống của các sinh vật.
  • Duy trì nồng độ bùn SV30 ở mức 30%.
  • Màu sắc nước đã qua xử lý trong và có độ pH trung tính, đạt chuẩn tiêu chí cho phép.
  • Loại bỏ vi khuẩn E – coli, vi khuẩn gây bệnh về đường ruột và có khả năng tồn tại ở điều kiện khắc nghiệt nhất.

Tiêu chuẩn nước thải

Tiêu chuẩn nước thải là dựa trên các quy định về chất lượng nước thải được phép xa ra ngoài môi trường và dựa vào nghị định QCVN 28:2010/BTNMT đối với nước thải y tế. Trong đó, nguồn nước thải y tế sau khi được xử lý cho ra kết quả đáp ứng theo tiêu chuẩn như sau:

quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-xu-ly-nuoc-thai-y-te
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với  nước thải y tế

Lưu ý trong quy định giá trị C:

  • Cột A: Giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước sử dụng trong mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B: Giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không sử dụng trong mục đích cấp nước sinh hoạt.

Hy vọng những thông tin và kiến thức mà Tuấn Hưng Phát Valve chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về xử lý nước thải y tế và sự cần thiết trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, y tế đạt chuẩn.

Bên cạnh sự cấp thiết trong xử lý nguồn nước thải y tế nói riêng thì chúng ta cần chung tay thúc đẩy hoạt động xây dựng hệ thống xử lý nước thải nói chung để môi trường và không gian sống luôn xanh – sạch – đẹp – an toàn. Để hiểu rõ hơn về quy trình và cách vận hành hệ thống xử lý nước thải hiện nay, bạn có thể tham khảo bài viết về xử lý nước thải của chúng tôi. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *