Cung cấp các loại van giảm áp – van điều áp chính hãng – xuất xứ Hàn Quốc, Trung Quốc, EU – đầy đủ CO, CQ, VAT – giá thành hợp lý – Bảo hành 12 tháng.
Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và phân phối trực tiếp các loại van công nghiệp chính hãng. Trong sự nghiệp cung cấp dịch vụ này, Chúng tôi có tiếp nhận khá nhiều vấn đề về van giảm áp. Ví dụ như: “Van giảm áp là gì?”; “Van điều áp là gì?”; “Van an toàn và van điều áp khác nhau như thế nào?”,… Chính vậy, Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý vị các loại van giảm áp; đồng thời cũng giải đáp phần nào đó những thắc mắc mà chúng tôi đã từng tiếp nhận. Hy vọng Bài viết sẽ giúp ích cho Quý Vị!
Van giảm áp là gì?
Van điều áp là một tên gọi khác của van giảm áp. Tên tiếng Anh, van giảm áp được gọi là “Pressure reducing valve”. Van giảm áp – van điều áp là một thiết bị van công nghiệp có chức năng, nhiệm vụ điều chỉnh áp suất trong hệ thống. Áp suất trong hệ thống được điều chỉnh sao cho áp suất đầu ra của van luôn thấp hơn hoặc bằng áp suất đầu vào. Cụ thể: Trong một hệ thống dẫn nước, lưu lượng nước bên trong đường ống quá lớn; vượt quá áp lực chịu đựng của đường ống. Van điều áp sẽ điều tiết dòng lưu lượng đi qua van giảm đi.
Quý Vị có thể bắt gặp van giảm áp ở các hệ thống nồi hơi; các hệ thống cấp nước đô thị – chung cư… Van điều áp tồn tại 2 dạng chính:
Van giảm áp quan hệ áp suất đầu vào và đầu ra (Dạng 1)
Cấu trúc van giảm áp có 2 cửa là: cửa vào và cửa ra. Khi áp lực trong hệ thống ở ngưỡng cho phép, cổng vào và cổng ra không thông nhau. Khi áp suất trong hệ thống bắt đầu vượt ngưỡng cho phép, áp lực trong hệ thống tăng lên; cổng vào và cổng xả được thông nhau. Áp lực trong đường ống càng lớn thì tiết diện thông giữa cửa vào và cửa xả càng lớn.
Van giảm áp ổn áp (dạng 2)
Được gọi là van ổn áp là do: dạng van này luôn giữ cố định áp xuất tại cửa ra của van, không phụ thuộc vào biến động áp suất tại đầu vào của van.
Dạng van này lại phân ra 2 loại van dựa trên cấu trúc của sản phẩm:
– Van giảm áp tác động trực tiếp
– Van giảm áp tác động gián tiếp (thủy lực)
Mời Quý Vị đón đọc các phần tiếp theo để hiểu hơn về hai loại van này.
Cấu tạo – nguyên lý hoạt động van giảm áp – van điều khiển dùng cho áp suất.
Như đã biết, van giảm áp có 2 dạng; và dạng 2 lại được phân chia thành 2 loại. Ở đây, Chúng tôi sẽ phân tích cấu tạo của từng dạng, từng loại van giảm áp nhé.
Cấu tạo – nguyên lý hoạt động van giảm áp dạng 1
Cấu tạo van điều áp dạng thiết lập quan hệ áp suất đầu vào và đầu ra (dạng 1) gồm: pistong, lò xo, vít xoay chiều, cửa van, thân van, ống dẫn áp suất.
– Thanh điều khiển dạng ống trượt (1)
– Lò xo chỉnh áp lực áp lên ống trượt (2)
– Vít điều chỉnh áp lực (3) đặt đè trên lò xo điều chỉnh áp
– Cửa vào (4)
– Cửa ra (5)
– Áp suất cửa vào (P1)
– Áp suất cửa ra (P2)
Về nguyên lý hoạt động, dạng van này vận hành như sau:
Thanh điều khiển dạng ống trượt (1) gắn vào đế bởi lò xo chỉnh áp (2). Lò xo (2) được điều chỉnh lực ép bởi vít xoay điều chỉnh áp lực (3). Cửa vào (4) của van nối với ống dẫn áp suất cao, cửa ra (5) được nối với ống dẫn áp suất thấp.
Ở trạng thái áp suất trong hệ thống trong ngưỡng cho phép: Thanh trượt tỳ vào giá đỡ, che kín cửa ra. Khi đó, cửa vào và cửa ra không thông nhau.
Khi áp suất đầu vào tăng lên dần và vượt ngưỡng cho phép. Thanh trượt dần đẩy lên đẩy lò xo ép lại; cửa vào và cửa ra dần thông nhau. Áp lực đầu vào càng lớn, tiết diện thông giữa cửa vào và cửa ra càng lớn; và áp lực đầu ra cũng càng lớn.
Cấu tạo – nguyên lý hoạt động van ổn áp tác động trực tiếp
Là loại van ổn áp: giữ cố định áp suất đầu ra mà không phụ thuộc vào sự biến đổi áp suất đầu vào van. Van tác động trực tiếp có cấu tạo gồm:
– Thân van
– Phần tử điều khiển
– Lò xo
– Vít điều chỉnh áp
– Rãnh nối
Nguyên lý hoạt động:
– Ban đầu, van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa ra được thiết lập bằng vít xoay điều chỉnh. Tác dụng của van khi này là giữ cho giá trị áp suất ở cửa ra ổn định, không thay đổi. Khi áp suất trong hệ thống tăng lên; áp suất đầu vào của van giảm áp tăng lên. Khi đó, áp suất của khoang chứa nối với cửa ra của van giảm áp bằng rãnh nối cũng tăng lên theo; và đẩy phần tử điều khiển đi lên trên. Kết quả làm giảm tiết diện của cửa ra; từ đó làm giảm áp suất và giữ ổn định áp suất tại cửa ra.
– Trong trường hợp ngược lại, thì Phần tử điều khiển đi xuống ép vào lò xo chỉnh áp làm tăng tiết diện cửa ra từ đó kéo theo tăng áp suất; giữ áp suất tại cửa ra của van ổn định ở giá trị đã thiết lập.
Như vậy, trong cả 2 quá trình này, van giảm áp giữ áp suất cửa ra ổn định một cách tương đối.
Cấu tạo – nguyên lý hoạt động van giảm áp thủy lực (tác động gián tiếp)
Là loại thứ 2 của dạng van ổn áp: giữ ổn định áp suất đầu ra của van. Van giảm áp tác động gián tiếp hay còn gọi là van giảm áp thủy lực. Cấu tạo, cấu trúc cũng như nguyên lý hoạt động phức tạp hơn nhiều so với van tác động trực tiếp.
Van giảm áp thủy lực có cấu tạo gồm 2 van: Van chính và van phụ. Van phụ là một van giảm áp tác động trực tiếp. Van chính gồm: Thanh trượt, lò xo cố định, thân van có thiết kế rãnh và các khoang chứa. Có 2 khoang chứa: 1 khoang nối với cửa ra (ký hiệu là k1); khoang còn lại (ký hiệu k2) nối với cửa xả ra bể chứa bên ngoài.
Nguyên lý hoạt động van giảm áp thủy lực
– Ban đầu, độ rộng cửa ra của van được thiết lập bằng vít điều chỉnh. Khi giá trị áp suất đầu ra tăng lên trong hệ thống thủy lực, áp suất trong khoang chứa K1 tăng lên. Đồng thời thanh trượt bị đẩy lên làm giảm tiết diện cửa ra của van; áp suất cửa ra được giảm xuống.
– Khi áp suất tại cửa ra giảm xuống thấp hơn giá trị thiết lập, thanh trượt sẽ được điều chỉnh đi xuống làm tăng tiết diện cửa ra. Áp suất tại cửa gia được tăng lên. Quá trình như vậy được diễn ra lặp đi lặp lại trong khi vận hành hệ thống. Nhưng giá trị áp suất tại cửa ra luôn được giữ ở mức ổn đinh.
– Khi lò xo van phụ được thiết lập một giá trị áp suất đầu vào của van, áp suất của các khoang chứa như nhau. Và lưu chất đi qua van bình thường. Khi giá trị áp suất đầu ra lớn hơn áp suất đầu vào ở van phụ, van phụ sẽ mở ra; và lưu chất từ khoang chứa k2 được xả ra ngoài 1 lượng nhất định.
Nhờ đó dòng chảy qua rãnh trên ống trượt của van chính được hình thành. Khi đó, áp suất tại khoang k2 sẽ giảm xuống; và ống trượt chính bị nâng lên làm giảm tiết diện thông nhau giữa khoang phía dưới. Quá trình đó lặp đi lặp lại ứng với biến đổi về áp suất trong hệ thống; làm cho ống trượt thực hiện di chuyển lên xuống quanh vị trí thiết lập. Mọi sự biến đổi giá trị của áp suất đầu vào đều dẫn đến thanh trượt di chuyển; và áp suất đầu ra được giữ ở giá trị cố định.
Một số ứng dụng của van giảm áp
Là một thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống nước, hơi,… Chúng ta có thể bắt gặp van giảm áp ở bất kỳ đâu. Dưới đây là một số hệ thống đường thường thấy sử dụng van điều áp.
– Ứng dụng trong máy nén khí, đảm bảo không để áp lực trong khoang chứa đạt đến ngưỡng nguy hiểm; và cho phép người sử dụng điều chỉnh áp lực phù hợp.
– Ứng dụng trong các hệ thống thủy lực như: xử lý – dẫn truyền nước công nghiệp; cung cấp nguyên nghiên liệu trong tàu thủy; các hệ thống dẫn dầu,…
– Ứng dụng trong sản xuất thực phẩm đồ uống đóng chai
Ngoài những ứng dụng được kể trên, van giảm áp còn được ứng dụng trong các hệ thống ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như: công nghiệp hàng không – vũ trụ; trong công nghệ hóa dầu, khai thác khoáng sản,…
Hướng dẫn điều chỉnh áp suất đầu ra van điều áp
Giá trị áp suất đầu ra mặc định của van giảm áp là 3 – 5 bar. Khi thiết lập lại giá trị trên, Chúng ta cần thực hiện tuần tự các bước:
– B1: Đóng tất cả các thiết bị trên đường ống, các thiết bị trong hệ thống được lắp sau vị trí của van giảm áp.
– B2: Lắp thiết bị đồng hồ áp suất tại đầu ra van giảm áp để theo dõi và điều chỉnh được dễ dàng hơn.
– B3: Tháo lắp chụp bảo vệ núm – vít điều chỉnh cảu van giảm áp
– B4: Dùng cờ lê, mỏ lết nới lỏng ốc hãm
– B5: Dùng tua vít 2 cạnh hoặc lục giác tùy vào vít điều chỉnh: vặn xuôi chiều kim đồng hồ để tăng giá trị áp suất đầu ra; và vặn ngược chiều kim đồng hồ để giảm giá trị áp suất.
– B6: Khi thiết lập được giá trị mong muốn thì vặn chặt ốc hãm
– B7: Đóng lại lắp chụp bảo vệ vít điều chỉnh.
Như vậy, chúng ta đã hoàn thành việc thiết lập lại giá trị áp suất đầu ra của van điều áp.
Van điều áp và van an toàn khác nhau như thế nào?
Van an toàn và van giảm áp khác nhau như thế nào? Trên cơ bản, van an toàn và van giảm áp đều dựa trên cơ sở thay đổi áp suất để bảo vệ van, các thiết bị đường ống. Tuy nhiên, cơ chế bảo vệ này của mỗi loại có sự khác biệt.
– Van an toàn mở khi áp suất trong hệ thống tăng đột biến lớn hơn giá trị thiết lập. Van an toàn mở ra cho phép một phần chất lỏng chảy qua van về thùng chứa; nhằm bảo vệ hệ thống không bị phá vỡ do quá tải.
– Van giảm áp: Trong một hệ thống thủy lực chỉ cung cấp một áp suất định mức chung. Tuy nhiên một số modul trong hệ thống làm việc ở áp suất định mức khác thấp hơn. Van giảm áp được lắp trước modul này để hạ áp suất xuống mức yêu cầu.
Các loại van giảm áp THP đang phân phối
Sản phẩm van giảm áp do Tuấn Hưng Phát đang cung cấp chính hãng FARG, Tunglung, Samyang. Chúng tôi nhập khẩu các loại van hàn quốc, lưu kho sẵn hàng đầy đủ các tùy chọn để phù hợp với các môi trường lưu chất khác nhau.
Van giảm áp nước
Như tên gọi, loại van giảm áp này được sử dụng chuyên cho môi trường nước sạch, các chất lỏng. Vật liệu chế tạo van giảm áp sử dụng cho nước thường bằng đồng mạ crom, hoặc gang. Công dụng của van điều áp nước là ổn định áp suất đầu ra; bảo vệ đường ống, và các thiết bị khác sau nó trong hệ thống nước sạch, chất lỏng phía sau van.
Thông số kỹ thuật:
– Kích thước: DN15 – DN200
– Chất liệu: Đồng mạ crom, gang
– Màng – Gioăng: Cao su
– Môi trường : Nước
– Kết nối: Lắp ren – lắp bích
– Áp lực: PN16 – PN25
– Nhiệt độ: 0 – 85°C
– Sản xuẩt:FARG, TungLung, Samyang…
– Made in: Italy, Trung Quốc, Hàn Quốc
– Bảo hành :12 tháng – Giấy tờ đầy đủ
– Tình trạng: Còn hàng
Van giảm áp hơi
Van giảm áp hơi có yêu cầu cao về chịu nhiệt và chịu áp lực để phù hợp với môi trường hơi nóng, khí nén… Chất liệu thường thấy của dòng van này là thép dẻo, inox, gang. So sánh về giá, van hơi thường có giá thành cao hơn khá nhiều so với van nước.
Thông số kỹ thuật:
– Kích cỡ: DN25 – DN150
– Vật liệu: inox, thép dẻo, gang
– Áp suất đầu vào max: 10bar
– Áp suất đầu ra: 0.35-8 bar(Thường có 2 dải mặc định 0.35 ~ 5bar hoặc từ 4 ~ 8 bar)
– Tỷ lệ giảm tối đa 10:1
– Nhiệt độ làm việc: MAX 220°C
– Kiểu kết nối: Lắp ren – Lắp bích JIS 10K
– Môi trường làm việc: Hơi, hơi nước, khí nén
– Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc
– Thương hiệu: Samyang, Tung Lung, YooYoun
– Tình trạng: Còn hàng
Van giảm áp thủy lực
Van giảm áp thủy lực thường có kích cỡ lớn, kiểu kết nối dạng hai mặt bích. Van giảm áp thủy lực thường được ứng dụng trong các hệ thống công nghiệp, PCCC. Vật liệu chế tạo van thường bằng gang; và được trang bị 2 áp kế: một ở đầu ra và một ở đầu vào.
Thông số kỹ thuật:
– Vật liệu: Gang
– Kích cỡ: DN50 – DN300
– Áp suất hoạt động: 16kg/cm2, 25 kg/cm2
– Áp suất thiết lập đầu ra: Từ 0 bar ~ 16 bar
– Tùy điều chỉnh: 2 ~ 16 bar, 0,5 ~ 4 bar , 0,5 ~ 6 bar , 2 ~ 10 bar
– Kiểu kết nối: Hai mặt bích JIS, BS, DIN
– Thương hiệu: Wonil, KBV, Tafur, Farg, Naning, AMG
– Xuất xứ: Korea, Taiwan, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, China
– Bảo hành 12 tháng
– Tình trạng: Còn hàng – đặt hàng
Liên hệ mua hàng – yêu cầu báo giá van giảm áp ở đâu?
Quý vị có nhu cầu tìm mua van giảm áp? Và Quý vị chưa tìm được đơn vị cung cấp uy tín?
Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và phân phối các loại van công nghiệp. Với sản phẩm van giảm áp, van điều áp, Chúng tôi đang lưu kho sẵn hàng sản phẩm thương hiệu FARG Italy, Samyang, Yositake,… Sản phẩm do Tuấn Hưng Phát phân phối có đầy đủ giấy tờ, chứng chỉ kèm theo. Liên hệ ngay:
Hotline: 0915.891.666
Email: kinhdoanh@tuanhungphat.vn
VPGD: Số 25 LK13 KĐT Xa La, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội