Giới thiệu về đồng hồ đo áp suất chân không
Đồng hồ đo áp suất chân không còn gọi là đồng hồ đo áp suất âm là 1 thiết bị được sử dụng phổ biến trong các hệ thống đo áp suất có dải đo đạt từ -1 bar đến 0 bar từ – 100 mbar đến 0 mbar. Kim đồng hồ sẽ đi ngược chiều với đồng hồ đo áp suất bình thường với giá trị ban đầu max bằng 0 bar.
Thiết kế đồng hồ đo áp suất chân không có cấu tạo đơn giản được làm từ các chất liệu inox, thép, đồng với nhiều kiểu lắp đặt như lắp ren, lắp bích, có dầu và kiểu màng… Được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Đức và sản xuất trên dây chuyền hiện đại, và được tin dùng rộng rãi ở khắp nơi trên thế.
Thông số kỹ thuật chung của đồng hồ đo áp chân không
- Đường kính đồng hồ: 63mm, 75mm, 100mm, 150mm
- Thiết kế kiểu kết nối: 1/2″, 1/4“, 3/8”, 3/4″, 1’’, 1.1/4
- Sai số: mặt 63 sai số 1%, mặt 100 sai số 1,6%
- Chất liệu: inox 304, 316, thép,…
- Chân ren kết nối: inox 316L, 304, đồng
- Kiểu đồng hồ: không dầu và có dầu.
- Mặt đồng hồ: nhựa hoặc thủy tinh trong suốt
- Thiết kế kết nối: chân đứng, chân sau
- Đơn vị đo áp suất: bar, mbar, Pa, Kpa, Mpa, Psi, Kg/cm2
- Nhiệt độ chân ren: max 100°C
- Nhiệt độ vận hành: -20°C đến +60°C
- Dải đo: -1/0 bar, -1/0,6 bar, -1/1,5 bar, -1/3 bar, -1/5 bar, -1/9 bar, -1/15 bar…
- Môi trường: chân không, nhiệt độ âm,…
- Nguồn gốc: Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, G7,…
Những ưu điểm khi dùng đồng hồ đo áp suất
Hiện nay các dòng đồng hồ đo áp suất chân không đã quá quen thuộc với người dùng. Tuy nhiên hiệu quả và độ an toàn của thiết bị trong hệ thống thì ít được nhắc đến và cũng chưa được nắm rõ.
Đồng hồ đo áp suất chân không được dùng trong hệ thống công nghiệp với nhiệm vụ đo lường sự thay đổi trong hệ thống áp suất của môi trường xung quanh nhằm giúp kiểm soát độ an toàn của hệ thống áp suất vận hành thuận lợi hơn.
Trong đồng hồ còn có nhiều bộ phận khác tiếp xúc với dòng lưu chất được làm từ nhiều chất liệu inox nên có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ sét cao với các môi trường dùng hóa chất.
Được trang bị thêm đĩa blowout nhằm đảm bảo giảm thiểu các ảnh hưởng của nhiệt độ và không làm giảm độ chính xác của đồng hồ khi vận hành.
Trong quá trình lắp đặt đồng hồ nước vào hệ thống áp suất dòng chảy sẽ tác động lên cảm biến đồng hồ đo áp suất. Từ đó đồng hồ sẽ nhận nhiệm vụ phân tích và báo lên thang đo hiển thị. Các thường hợp đo áp suất nằm ở khoảng 30-65% thì độ chính xác sẽ tốt hơn.
Đồng hồ đo áp suất chân không có đắt không?
Đồng hồ đo áp suất chân không có nhiều kiểu dáng, chất liệu và kích cỡ khác nhau. Chính vì thế giá bán đồng hồ nước cũng có sự biến thiên và phụ thuộc vào lựa chọn của khách hàng. Ngoài ra các dòng đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ sẽ rẻ hơn các dòng đồng hồ áp suất điện tử. Giá bán của các mẫu đồng hồ dạng cơ dao động từ 1 triệu đồng trở lên.
Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất chân không
Như các bạn đã biết các hãng sản xuất đồng hồ đo áp suất chân không thường cho ra mắt thị trường nhiều mẫu mã, kiểu dáng, với thông số kỹ thuật khác nhau. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp mọi người hãy tham khảo cách sau:
Dựa vào vật liệu đồng hồ áp suất: Đồng hồ áp suất được chế tạo từ đồng, inox, thép… mỗi chất liệu sẽ phù hợp phù hợp với một môi trường sử dụng khác nhau. Nếu khách hàng cần một chất liệu sử dụng trong môi trường ăn mòn, oxy hóa thì chất liệu inox rất tốt và phù hợp
Lựa chọn đồng hồ áp suất theo đường kính mặt đồng hồ: Hiện nay kích cỡ mặt đồng hồ nước đa số từ 40mm trở lên và kích thước mặt đồng hồ càng lớn thì chi phí càng lớn. Thêm vào đó cần tính toán chọn mặt đồng hồ đo áp suất dựa vào vị trí lắp đặt gần xa, rộng hẹp để đảm bảo quan sát được thông số chính xác nhất.
Lựa chọn đồng hồ đo áp suất theo cấp độ chính xác vận hành: Độ chính xác càng cao thì chi phí đầu tư càng cao. Các cấp chính xác của đồng hồ đo áp suất từ 0.25%, 0.5%, 1%, 1.6%, 2%.
Chọn đồng hồ áp suất theo dải đo: Dải đo của đồng hồ áp suất rất quan trọng, bởi nếu chọn thang đo sai thì áp suất không được chính xác và dễ bị hư hỏng. Cách tính dải đo đồng hồ nước phù hợp như sau: 10 mét nước tương ứng với 1kg/cm2 có 1 bar. Nếu cần bơm nước lên tầng thứ 5 của tòa nhà với độ cao 20 mét thì cần một đồng hồ đạt 2kg/cm2 có 2bar. Tốt nhất nên ưu tiên lựa chọn đồng hồ có dải đo rộng hơn từ 15 đến 20% nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định ở mức cao nhất.
Chọn đồng hồ dạng mặt dầu và dạng mặt không dầu: Hiện trên thị trường có 2 dạng đồng hồ là dạng mặt dầu và dạng mặt không dầu. Tùy vào hệ thống làm việc và mức độ rung lắc của môi trường làm việc để chọn thiết bị phù hợp nhất. Thêm vào đó cần căn cứ vào cường độ làm việc, với các môi trường thay đổi áp lực liên tục trong thời gian ngắn thì kim đo cần vận hành liên tục với tần suất cao. Vì thế việc kim rung liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến việc quan sát của người dùng và ưu tiên chọn mặt dầu nhằm giảm rung lắc.
Chọn đồng hồ áp suất theo kiểu kết nối: Hiện nay đồng hồ đo áp suất có nhiều kiểu dáng và kiểu kết nối như chân đứng hay chân sau, ren hay bích… Dựa vào kích cỡ đường ống, môi trường, kích thước hệ thống chọn kiểu kết nối phù hợp với hệ thống của mình
Chọn đồng hồ đo áp suất chính hãng: Việc lựa chọn sản phẩm cần ưu tiên chọn đồng hồ uy tín. Bởi nếu chọn đồng hồ nước không phải chính hãng thì sẽ rất khó đưa ra thông số chính xác cũng như độ bền của thiết bị khi vận hành.
Chính sách bảo hành khi mua đồng hồ đo áp suất chân không
Hiện tại khi khách hàng mua đồng hồ đo áp suất chân không tại Tuấn Hưng Phát Valve khách hàng sẽ được bảo hành sản phẩm trong 12 tháng sử dụng. Ngoài ra chúng tôi cũng hỗ trợ đổi hàng 1 đổi 1 nếu phát hiện lỗi từ nhà sản xuất từ 3-5 ngày đầu tiên nhận sản phẩm. Với chính sách bảo hành tốt nhất cho khách hàng thì công ty chúng tôi còn hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt, sử dụng nhằm mang đến lợi ích tối đa nhất.
Liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất về sản phẩm cũng như chính sách bán hàng của công ty chúng tôi nhé.
Chưa có đánh giá nào.