Tìm hiểu khái niệm sơn Epoxy
Sơn Epoxy là dòng sơn được sản xuất từ các vật liệu Epoxy gốc nhựa Composite. Đây là một gốc nhựa không chứa este, vì thế nó có khả năng bám dính vượt trội cùng khả năng kháng nước cao. Thêm nữa thiết kế trung tâm được cấu tạo từ các phần tử từ 2 vòng benzen chắc chắn nên có tính dai và kháng nhiệt cực cao.
Tuy nhiên các phân tử liên kết epoxy lại không thể tự tìm đến nhau vì thế để gắn kết thì cần chia sơn thành 2 phần khác nhau. Phần A bao gồm các phân tử Epoxy cùng bột màu, chất phụ gia, dung môi. Phần B sẽ chứa chất đóng rắn giúp liên kết các phân tử Epoxy với nhau.
Các thành phần chính cấu tạo nên sơn Epoxy
Để cấu thành sơn Epoxy chất lượng cao thì cần nhiều yếu tố và thành phần khác nhau. Cụ thể gồm:
Chất kết dính: Hiểu đơn giản thì thành phần kết dính giúp sơn gắn kết với nhau tốt hơn. Ngoài ra chất kết dính sẽ tạo màng bán dính trên bề mặt giúp sơn có độ bền cao hơn.
Bột độn: Là thành phần chính giúp tạo độ bền, độ cứng cho sơn. Thêm nữa bột độn còn giúp bề mặt sơn sáng bóng hơn giúp lớp sơn sau khi sử dụng khô nhanh hơn.
Bột màu: Có nhiệm vụ tạo màu và tăng tính thẩm mỹ cho sơn. Bột màu cũng giúp tăng độ che phủ tự nhiên cho sơn trên vật liệu.
Dung môi: Là loại dung dịch giúp làm loãng sơn Epoxy và làm tan nhựa. Ngoài dung môi thì trong sơn Epoxy cũng có nhiều thành phần phụ gia và chất hóa học.
Các dòng sơn Epoxy đa dạng được lựa chọn nhiều nhất
Sơn Epoxy gốc dầu
Đây là dòng sơn Epoxy gốc dung môi với 2 thành phần chính được hình thành từ gốc dầu. Chính vì thế trong quá trình sử dụng cần có kết hợp với dung môi để pha với sơn. Tỷ lệ pha sơn tùy vào từng dòng sơn tuy nhiên chúng sẽ rơi vào khoảng 10%.
Hiện dòng sơn Epoxy gốc dầu được ứng dụng phổ biến trong nhà máy sản xuất thiết bị công nghiệp nhờ sự ổn định cao và độ bền lâu dài.
Sơn Epoxy gốc nước
Dòng sơn Epoxy gốc nước gồm 2 thành phần chính là sơn lót gốc nước Epoxy và sơn phủ Epoxy gốc nước. Dòng sơn này cho phép hơi nước đi qua màng thở cho sàn bê tông. Chính vì thế sản phẩm được thiết kế, thi công cho các khu vực thấm nước có độ bền cũng như độ ẩm cao.
Đây là dòng sơn gốc nước có thể sử dụng sơn trực tiếp lên bề mặt thi công như bê tông, kim loại thép, inox giúp tăng cường độ bền cho vật liệu và công trình xây dựng.
Sơn Epoxy không dung môi
Dòng sơn Epoxy không dung môi là sơn công nghiệp với 2 thành phần chính là sơn và chất đóng rắn. Khi pha trộn 2 thành phần này với nhau thì cần tuân thủ nguyên tắc tự cân bằng bề mặt. Với nguồn gốc chính là hạt nhựa Epoxy và các chất phụ gia hóa học. Hiện sản phẩm phù hợp với sơn nền bê tông, tường, các công trình xây dựng khác nhau.
Với ưu điểm nổi bật là thân thiện với môi trường và không có mùi độc hại, sơn Epoxy dung môi cũng có độ bền cao, tính thẩm mỹ và khả năng chống thấm vượt trội.
Sơn Epoxy chống thấm
Tương tự như các dòng sơn khác thì sơn Epoxy chống thấm cũng gồm 2 thành phần với các hạt màu kích cỡ nhỏ hòa với dung môi và chất phụ gia. Đây là loại sơn không tan trong nước và có khả năng bám dính cực kỳ tốt trên mọi bề mặt vật liệu cùng khả năng tạo màng liên tục.
Sơn Epoxy chống thấm được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình chống thấm giúp bảo vệ công trình lâu dài nhất. Hiện các công trình sử dụng loại sơn này phổ biến gồm bể bơi, tầng hầm gửi ô tô, sàn chơi thể thao, bể chứa hóa chất.
Điểm nổi bật của sơn là khả năng thi công dễ dàng, tính chống thấm nước cao và thân thiện với môi trường.
Sơn Epoxy chống tĩnh điện
Sơn Epoxy chống tĩnh điện là dòng sơn sử dụng hệ thống mang điện trở cao. Sơn được kết hợp với dây dẫn đồng nối đất giúp kiểm soát tốt nhất các hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt công trình sau thi công. Hiện loại sơn tĩnh điện này đang được nhiều nhà sản xuất ưa chuộng bởi khả năng chống tĩnh điện cũng như đảm bảo an toàn khi làm việc. Cụ thể gồm các thiết bị điện tử, bo mạch, chip nhớ, trung tâm kiểm định và những bề mặt chống tĩnh điện.
Sơn Epoxy kháng hóa chất
Sơn Epoxy kháng hóa chất được biết đến là loại sơn phủ trên bề mặt bảo vệ vật liệu sơn trước khả năng ăn mòn. Chính vì thế sơn có khả năng chịu nhiệt độ cao lên tới 2000 độ C và được ứng dụng trong nhiều hệ thống vận hành khác nhau.
Sơn Epoxy kháng hóa chất cũng được sử dụng trong khu xử lý hóa chất, thực phẩm, nhà máy sản xuất đồ uống… Các công trình yêu cầu độ kháng hóa chất cao.
Điểm mạnh lớn nhất của dòng sơn Epoxy này chính là khả năng kháng hóa chất, tính thẩm mỹ cao và khả năng vệ sinh dễ dàng sau khi sử dụng nhờ độ bóng cao.
Những ứng dụng hoàn hảo của sơn Epoxy trong sản xuất và đời sống
Sử dụng sơn Epoxy cho nền nhà xưởng: Sơn được sử dụng bảo vệ bề mặt sàn bê tông, kháng trầy xước, chống mài mòn và chịu áp lực tốt. Ngoài ra sơn cũng đảm bảo chất lượng nền móng nhà với tính thẩm mỹ cao. Thêm nữa nhờ sự đa dạng của sơn cùng độ sáng bóng trên bề mặt sẽ giúp nền nhà xưởng vệ sinh dễ dàng, đẹp đẽ nhất. Thêm vào đó sơn còn phù hợp với nhiều công trình thi công yêu cầu tính khắt khe về vật liệu như công trình chống thấm nước, kháng hóa chất, cách điện. Nhờ vậy giúp nhà sản xuất tối ưu chi phí, và thời gian thi công.
Sử dụng sơn Epoxy cho các vật liệu kim loại: Lý do sơn Epoxy được sử dụng cho các vật liệu kim loại như thép, nhôm, gang là bởi giúp bảo vệ kết cấu bên trong, chống lại sự ăn mòn của oxy hóa của môi trường. Do vậy có thể làm tăng độ bền của thiết bị trong quá trình làm việc và vận hành. Hiện các dòng sơn Epoxy được ứng dụng rộng rãi trong nhà xưởng, các ngành công nghiệp…. đáng kể như ngành công nghiệp đóng tàu, lọc hóa chất, kết cấu thép nhiệt điện…
Sơn Epoxy dùng để sơn trang trí, trưng bày trên nhựa, gỗ, kính: Nhờ khả năng bảo vệ vượt trội mà sơn Epoxy có khả năng bảo vệ các đồ dùng như gỗ, kính, nhựa bền bỉ nhất. Các dòng sản phẩm này thường nghiêng về các công trình giải trí và trưng bày giúp các vật liệu luôn bền đẹp như mới.
Các thiết bị công nghiệp sử dụng sơn Epoxy tại kho Tuấn Hưng Phát
Với sự ứng dụng rộng rãi của sơn Epoxy thì các thiết bị đo lường, thiết bị công nghiệp tại Tuấn Hưng Phát cũng được trang bị lớp sơn này. Cụ thể phải kể đến như đồng hồ đo nước điện tử, đồng hồ đo nước dạng cơ, đồng hồ đo nước sinh hoạt, đồng hồ đo nước nóng…
Ngoài ra còn có các thiết bị như van bướm, van bi, bẫy hơi, van cổng… Việc sử dụng sơn Epoxy trên các thiết bị này sẽ giúp tăng tuổi thọ và đảm bảo tính thẩm mỹ cho các sản phẩm. Chính vì thế thiết bị cũng được sử dụng ở nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Với toàn bộ thông tin về sơn Epoxy trên đây, hy vọng giúp mọi người hiểu hơn về dòng sơn công nghiệp này cũng như tính ứng dụng của sơn. Nếu cần tìm mua các thiết bị công nghiệp đã sơn Epoxy khách hàng có thể liên hệ đến Tuấn Hưng Phát để được tư vấn trực tiếp nhé.