Van giảm áp thủy lực là sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay trong các hệ thống vận hành công nghiệp ở Việt Nam. Vậy tại sao van giảm áp lại được ưa chuộng và sử dụng nhiều đến vậy. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng van giảm áp thủy lực này thông qua phần bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu van giảm áp thủy lực là gì?
Van giảm áp thủy lực còn gọi là van điều áp thủy lực là dòng van chuyên sử dụng cho nhiệm vụ giảm áp trong hệ thống thủy lực. Và cũng được sử dụng hiệu quả cho đường ống có kích thước từ DN50 trở lên. Van được sử dụng với khả năng điều chỉnh áp suất đầu ra luôn nhỏ hơn hoặc bằng với phần áp suất đầu vào của hệ thống. Thực hiện các nhiệm vụ chính bảo vệ thiết bị hoạt động phía sau tránh những tình trạng quá tải vận hành dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng.
Van hoạt động hoàn toàn tự động dựa vào áp lực của dòng chảy khi vận hành. Dựa trên áp lực trong đường ống và tham gia vào quá trình điều khiển thông qua cụm pilot của van.
Pilot van có khả năng điều chỉnh áp suất cảm nhận áp suất trong hệ thống hạ lưu và điều chỉnh các tỷ lệ đóng mở của van. Do đó duy trì áp suất đẩy trong van không thay đổi. Ngoài ra van còn có tên gọi khác là van an toàn áp suất làm việc.
Thông số kỹ thuật
- Cấu tạo thân van: Gang
- Kích thước sử dụng van: DN50 – DN500
- Khả năng vận hành với áp suất: 16kg/cm2, 25 kg/cm2
- Áp suất đầu ra: Từ 0 bar ~ 16 bar
- Kiểu lắp đặt vào hệ thống: Mặt bích
- Mặt bích chuẩn nhất: JIS, BS, DIN
- Thương hiệu van: Wonil, KBV, Tafur, Farg, Naning, AMG
- Nguồn gốc sản xuất: Korea, Taiwan, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Trung Quốc.
Công dụng của van giảm áp thủy lực khi sử dụng
Để giữ cho áp suất nước đầu ra của hệ thống luôn đạt chuẩn người ta sẽ sử dụng van giảm áp thủy lực và thiết lập các giá trị áp suất thấp hơn so với đầu vào. Trong quá trình hoạt động và cấp nước neus áp lực nước vượt quá mức cho phép thì van sẽ tự động mở để giảm áp lực và tránh tối đa các sự cố xuất hiện.
Van giảm áp thủy lực hiện nay được sử dụng nhiều trong hệ thống cấp nước công nghiệp và dân dụng. Loại van này được sử dụng với công dụng giảm thiểu áp lực đường ống trong các tòa nhà cao tầng, hệ thống phòng cháy cần có các trạm bơm tăng áp lực nguồn nước.
Để tránh được áp lực trong đường ống nước tăng cao thì cần phải sử dụng van giảm áp suất nước để có thể điều chỉnh và cân bằng áp lực nước trong vận hành.
Cấu tạo từng bộ phận của van giảm áp
Trong cấu tạo của van giảm áp thủy lực gồm những chi tiết sau:
Thân van và nắp van được cấu tạo từ những vật liệu như gang đúc có nhiệm vụ kết nối với đường ống hệ thống theo dạng mặt bích tiêu chuẩn.
Trục van là đầu trên với nắp van và đầu dưới với đĩa van thực hiện các nhiệm vụ nâng hạ đãi van để điều tiết dòng chảy.
Lá van được làm bằng hợp kim không gỉ bên ngoài có phủ một lớp cao su đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như độ kín khi vận hành.
Van điều áp phụ: Đây là chi tiết nhận áp lực dòng chảy từ đường ống, điều chỉnh, kiểm soát áp suất và đưa ra mức nâng hạ cánh van giảm áp suất dòng chảy đầu ra ở mức ổn định nhất.
Bộ phận pilot: Là hệ thống điều khiển lá van tự động dựa vào áp lực đầu vào của hệ thống qua đường ống. Chúng có khả năng điều chỉnh áp lực dòng chảy dựa vào cài đặt theo yêu cầu của hệ thống thông qua con ốc vít trên đầu của pilot.
Đường ống dẫn: Đây là đường ống dẫn từ thân van lên van phụ thuận lợi cho quá trình điều chỉnh áp suất và đo áp suất dòng chảy chính xác nhất tại vị trí đầu vào và đầu ra.
Đồng hồ đo áp: Đây là chi tiết đo chính xác nhất áp lực dòng chảy của hệ thống vận hành và nắm chắc chắn trạng thái vận hành hiện tại như thế nào.
Lắp đặt van giảm áp thủy lực cần lưu ý những gì?
Xác định rõ vị trí cần lắp đặt van giảm áp vào hệ thống.
Lắp đặt van theo đúng chiều hướng dòng chảy và theo đúng mũi tên đã ký hiệu trên thân van.
Nên tính toán đo đạc chính xác khoảng cách lắp đặt van để không được quá rộng hoặc quá hẹp gây khó khăn cho quy trình lắp đặt.
Khi lắp đặt chúng ta nên vệ sinh sạch bề mặt tiếp xúc giữa van và đường ống.
Không nên lắp đặt van giảm áp hướng xuống đất mà luôn hướng nắp van lên trên để tiện cho việc theo dõi, quan sát thiết bị.
Siết chặt toàn bộ các bulong với hệ thống đối xứng nhau để tạo độ kín, độ chắc chắn của thiết bị khi hoạt động.
Sau khi lắp đặt hệ thống xong cần kiểm tra hoạt động thử nghiệm lần đầu sau đó có thể tăng dần lên.
Nếu có sự cố xuất hiện thì nên ngắt hệ thống, kiểm tra và xử lý sự cố nhanh chóng.
Hiện các dòng van giam ap thuy luc là một trong những sản phẩm dẫn đầu doanh số bán hàng của Tuấn Hưng Phát. Chúng tôi chuyên cung cấp ra thị trường các dòng van công nghiệp nhập khẩu chính hãng có đầy đủ CO, CQ và bảo hành chính hãng 12 tháng. Chúng tôi cam kết tất cả các sản phẩm đều đúng quy chuẩn, quy cách từ khâu sản xuất đến khâu vận hành. Vì thế nếu bạn cần chúng tôi tư vấn hãy liên hệ trực tiếp đến Tuấn Hưng Phát, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn về kỹ thuật và thông tin sản phẩm.
Chưa có đánh giá nào.