Cách làm van một chiều bằng ống nhựa dễ dàng | Hướng dẫn chi tiết

Van 1 chiều là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống đường ống để ngăn dòng chảy ngược và bảo vệ thiết bị bên trong. Nếu biết cách làm van một chiều hoặc tự chế van một chiều ngay tại nhà không chỉ giúp bảo vệ hệ thống mà còn tiết kiệm chi phí mua van. Hãy cùng Tuấn Hưng Phát Valve tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách tự làm van một chiều ngay tại nhà đơn giản nhé!

cách làm van một chiều
Cách làm van một chiều bằng ống nhựa, bóng cao su hiệu quả

Tầm quan trọng của van một chiều trong hệ thống?

Van một chiều có tên tiếng anh là Check Valve, đây là dòng van công nghiệp sử dụng để cho phép hệ thống đi theo 1 chiều nhất định. Từ đó, giúp ngăn dòng chảy ngược và bảo vệ thiết bị bên trong hệ thống đường ống.

Với cơ chế đóng hoặc mở hoàn toàn tự động nhờ áp suất dòng chảy trong hệ thống, cho nên van 1 chiều có thể xác định chính xác hướng dòng chảy và hoạt động một cách đơn giản, hiệu quả.

Chính vì thế, trong bất cứ hệ thống dân dụng, công nghiệp lớn nhỏ đều cần lắp đặt sản phẩm van một chiều để đảm bảo hiệu quả và độ bền bỉ của hệ thống.

tầm quan trọng của van 1 chiều
Van 1 chiều đem lại nhiều lợi ích khi sử dụng

Các cách làm van một chiều đơn giản, dễ dàng tại nhà

Việc tự làm van 1 chiều tại nhà hiện đang là giải pháp phổ biến giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong hệ thống nhỏ, hệ thống dân dụng. Và dựa vào kinh nghiệm của Tuấn Hưng Phát Valve, chúng tôi sẽ chia sẻ một vài cách làm van một chiều dễ dàng, hiệu quả hiện nay.

Cách 1: Cách làm van một chiều nhanh, dùng trong áp suất thấp

Bước 1: Chuẩn bị 1 quả bóng cao su nảy với đường kính ¾’’ và cắt bỏ từ từ ⅓ quả bóng.

Bước 2: Đặt quả bóng vào bên trong bộ chuyển đổi trượt của ống nhựa PVC với phần mặt tròn hướng xuống dưới và mặt phẳng hướng lên trên.

Bước 3: Tiến hành nhấn ống nhựa PVC ¾’’ vào bộ chuyển đổi vừa đủ để tạo độ chắc chắn, kín khít nhưng vẫn đủ chỗ để bóng cao su di chuyển bên trong.

Bước 4: Khi đã lắp đặt xong, hãy test thử van tự chế với một quả bóng bay. Khi thổi hơi vào bóng, bóng sẽ được bơm căng và khi ngừng thổi nếu van đóng lại thì khí bên trong vẫn còn và không bị xịt hơi bóng. Lúc này, van tự chế đã hoạt động hiệu quả và có thể vận hành trong hệ thống phù hợp.

cách làm van một chiều áp suất thấp
Cách làm van một chiều đơn giản với quả bóng cao su và ống nhựa

Cách 2: Cách làm van một chiều phù hợp áp suất từ 50 – 60 PSI

Bước 1: Chuẩn bị 1 đoạn ống nhựa PVC ¾’’ với kích thước đo từ đáy là ⅝’’ và tiến hành khoan 1 lỗ tại điểm đánh dấu xuyên qua cả 2 thành ống tương ứng.

Bước 2: Sử dụng 1 thanh kim loại cứng (như chiếc đinh hoặc kẹp giấy dày) để nhét vào lỗ đã khoan và cắt phần đầu đinh rồi mài sao cho bằng phẳng với thành ngoài của ống.

Bước 3: Lắp vòng đệm chữ O và viên bi nhựa vào bộ chuyển đổi để tạo độ kín khít. Sau đó, dán có bộ phận đã được sơn lót và trượt ống vào bộ chuyển đổi cho đến khi các lỗ đinh chìm ngay dưới bề mặt rồi chờ trong vòng 2 tiếng.

Bước 4: Khi lớp sơn keo đã khô sau 2 tiếng, hãy tiến hành kiểm tra thực tế sử dụng của van bằng 1 quả bóng. Khi không khí đi vào bóng, nếu ngừng cấp khí và quả bóng không bị thoát khí nghĩa là van đã kín và hoạt động hiệu quả, ổn định.

cách làm van một chiều áp suất cao
Cách làm van một chiều phức tạp và thích hợp trong hệ thống áp lực trung bình

Lưu ý: Những cách làm van một chiều trên đây đều dựa vào kinh nghiệm cá nhân và theo từng người thử nghiệm có thể đưa ra kết quả khác nhau. Tuy nhiên cách làm này phù hợp với hệ thống áp lực thấp nên cần cẩn trọng khi thực hiện và lắp đặt, đặc biệt lưu ý trong các hệ thống áp suất cao.

Ưu nhược điểm khi tự làm van một chiều

Việc tự chế van 1 chiều ngay tại nhà sẽ đem tới nhiều lợi ích nhưng cũng đem lại nhiều vấn đề khi sử dụng. Sau đây là một số ưu và nhược được của van một chiều tự chế:

Ưu điểm

  • Chi phí của cách làm van một chiều khá thấp và có thể tận dụng những vật liệu cũ.
  • Sản phẩm đạt hiệu quả sử dụng cao trong hệ thống quy mô nhỏ, thí nghiệm hóa học hay DIY.
  • Van 1 chiều tự chế có thể tùy chỉnh kích thước hoặc vật liệu phù hợp với đường ống thực tế.
  • Người dùng có thể tự sửa chữa hoặc bảo dưỡng van đơn giản bởi hiểu rõ cơ chế cũng như cấu tạo thực tế của thiết bị.

Nhược điểm

  • Hiệu quả về độ kín và độ bền không cao.
  • Thiết bị không phù hợp trong các hệ thống đường ống yêu cầu cao về độ an toàn hoặc áp lực lớn.
ưu nhược điểm van một chiều tự chế
Những lợi ích và hạn chế khi tự làm van 1 chiều

Ứng dụng phổ biến của van một chiều tự chế

Khi tự làm van 1 chiều tại nhà, chúng ta có thể sử dụng sản phẩm rộng rãi trong nhiều hệ thống lĩnh vực khác nhau, phổ biến như:

  • Hệ thống tưới tiêu tự động vừa và nhỏ trong vùng ven đô, nông thôn.
  • Lắp đặt trước máy bơm nước dân dụng để tránh hiện tượng tụt nước khi ngắt điện.
  • Hệ thống lọc nước trong hồ nước nhỏ, hồ cá,…
  • Ứng dụng trong chế tạo máy lọc nước mini.
  • Sử dụng trong chế tạo hệ thống hút chân không mini nhằm đảm bảo vai trò điều phối luồng khí của hệ thống.
ứng dụng van 1 chiều tự chế
Một số ứng dụng nhỏ của van 1 chiều tự chế

Việc hiểu rõ cách làm van một chiều tại nhà sẽ giúp tiết kiệm chi phí và ứng dụng thực tế tại nhiều hệ thống quan trọng. Hy vọng cách chế van 1 chiều bằng ống nhựa và quả bóng cao su trên đây sẽ là giải pháp hiệu quả, phù hợp giúp sử dụng để tiết kiệm cho hệ thống nước của bạn.

Tuy nhiên, đối với những hệ thống dân dụng, công nghiệp lớn hoặc đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao thì bạn nên chọn mua model van 1 chiều chuyên dụng nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng. Đừng quên lựa chọn mua tại các đơn vị uy tín như Tuấn Hưng Phát Valve để yên tâm về chất lượng cũng như dịch vụ đem lại nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *